ĐẠI MẠC THƯƠNG LANG (TẬP 2) - Trang 204

sâu, chắc nhiệt độ nơi dòng nước chảy qua cũng không quá cao, Hà Nhữ
Bình nhặt viên đá bị nước sông ngầm gột rửa là muốn nói với chúng ta
dòng nơi dòng sông ngầm chảy qua là nơi an toàn, có lẽ vì rơi xuống dòng
sông nên anh ta mới không chết.

Nhưng cách giải thích của Bùi Thanh lại hoàn toàn trái ngược, cậu ta nói:

đây là nơi sâu dưới lòng đất, có nguồn tài nguyên địa nhiệt phong phú, có lẽ
tồn tại những khe nứt bỏng rát xuyên sâu đến tận tầng nham thạch, nước
sông ngầm đổ xuống các khe nứt này, bị làm nóng và hình thành một lượng
lớn dòng khí bốc hơi, khi bốc hơi nhiệt độ cao từ dưới nước bốc lên tạo ra
một tầng khí với nhiệt độ cực cao ở trên mặt nước.

Hơi khí này không màu không mùi, khi bay lên cao thì bị làm lạnh đột

ngột và biến thành sương mù dày đặc, nó có tác dụng giống như tấm chăn ủ,
thế là nhiệt độ phía dưới càng lúc càng cao hơn, bất cứ thứ gì rơi xuống đó
đều bị dòng khí nóng đó đốt bỏng đến chết chỉ trong khoảnh khắc.

Trước đây, Hà Nhữ Bình là công nhân gang thép, anh ta thường xuyên

làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên giỏi chịu nóng hơn người khác,
hơn nữa lại có kiến thức giúp mình có thể chống đỡ trong môi trường nhiệt
độ cao. Cùng lúc anh ta ngỡ rằng mình sắp chết, Hà Nhữ Bình phát hiện nơi
đắp đống đá này không nóng bằng những nơi khác, chỉ như vậy thì mới có
thể giải thích thông suốt hành vi anh ta mang viên đá này về cho chúng ta.

“Nếu vậy, thì anh giải thích thế nào về những vết thương trên người Hà

Nhữ Bình?” - Một học trò của anh Điền chất vấn.

“Những vết phỏng đó xuất hiện lúc anh ta mạo hiểm rời khỏi đống đá để

trở về. Tôi nghĩ, có lẽ phía dưới vẫn còn người sống sót.” - Bùi Thanh nói -
“Họ vẫn luẩn quẩn quanh đống đá, bởi vậy Hà Nhữ Bình mang viên đá trở
về báo cho chúng ta biết những người phía dưới vẫn còn sống.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.