này, khi tìm đọc các tài liệu năm xưa, tôi nhìn thấy dòng chữ đồng chí Bành
Đức Hoài từng chất vấn chủ tịch Mao Trạch Đông ở Triều Tiên rằng: “Thế
máy bay của chúng ta đâu?” mà lòng dâng đầy nỗi bùi ngùi.
Những năm ấy, con đường duy nhất để Trung Quốc có được kĩ thuật máy
bay chính là từ Liên Xô, nhưng dẫu nhận được sự trợ giúp của Liên Xô thì
tôi vẫn tin rằng Trung Quốc cũng chưa đủ năng lực để lắp ghép máy bay,
thậm chí nhiều lính công binh thời đó còn chưa nhìn thấy loại cần cẩu hiện
đại.
Nhưng chẳng mất bao lâu thời gian, tôi đã ngộ ra mình lạc hậu đến độ
nào.
Ngày thứ tư sau khi Vương Tứ Xuyên nói ra suy nghĩ của mình, chúng
tôi được triệu tập tham dự một hội nghị đặc biệt. Nhận được thông báo, tim
tôi đập như trống trận vì biết rằng hội nghi lần này có thể sẽ quyết định việc
đi hay ở của chúng tôi.
Đây là một hội nghị quy mô nhỏ, nhỏ hơn bất kì cuộc hội nghị nào mà
chúng tôi từng tham gia từ khi đến Jiamusi. Chúng tôi ngồi họp trong một
lều trại chật chội, tất cả tầm mười người, không có máy chiếu, nhưng mấy
vị ngồi hàng ghế đầu toàn là những người mà trong hộp cơm của họ bữa
nào cũng có đùi gà, một người là sư trưởng Trình - chúng tôi từng có dịp
gặp mặt, nhưng ông ta không ngồi ở vị trí chính giữa, người ngồi ở vị trí
chính giữa mặc áo Tôn Trung Sơn sẫm màu, ước chừng sáu mươi tuổi, đôi
mắt tinh anh có thần và đầy uy lực, thoáng trông đã thấy phi phàm.
Sau khi sư trưởng Trình giới thiệu lần lượt từng người một và chúng tôi
đều đứng dậy vỗ tay thì đến tận lúc ấy tôi mới ý thức được địa vị của những
người này, tuy vậy tôi không tiện liệt kê hết tên tuổi của họ. Nói về nhân vật
ngồi giữa thì năm đó tuy không có nhiều người ở Viện khoa học Trung
Quốc tham dự, nhưng những người trong hệ thống có lẽ đã đoán được ông