đều khen … Năm 11 (1659) thăng Tri phủ Thăng Hoa. Khi về triều, được
thăng Thị giảng, Tri kinh diên. Khi mất, được tặng phong Phụ chính An
biên Phúc đức quốc sư.
Cháu là Tống Phúc Đào, lại có tên là Mai, vốn là họ Hổ, trải làm quan đến
Cai cơ. Khi mất, được tặng phong Chưởng cơ, rồi tặng Chưởng doanh,
được cấp cho 200 người nộp thuế thân làm ngụ lộc. Năm đầu Gia Long
(1802) được liệt vào công thần bậc ba, ấm thụ một người cháu được thế tập
làm Thứ Đội trưởng, coi việc thờ cúng, cấp cho 3 mẫu tự điền, 1 người coi
mả. Giữa niên hiệu Minh Mạng (1820-1840) đổi cấp ruộng thờ cúng ra tiền
là 20 quan.
Con gái Phúc Đào là Hiếu Minh hoàng hậu, lúc mới vào cung, được ban họ
là họ Tống, cho nên Đào cũng gọi là họ Tống Phúc. Về sau, con cháu có
người xưng là họ Tống Hồ, có người xưng là họ Tống Phúc. Tống Phúc
Đạm công thần đời Trung hưng tức là cháu 5 đời của Tống Phúc Đào. Đạm
có truyện riêng.
Lê Quang Đại
Người huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên. Cha là Quang Hiến, trước làm Ký
lục, sau lên Nha úy rồi đến Tham nghị. Quang Đại ban đầu vì có văn học
được bổ vào viện Văn chức, rồi ra làm tham mưu doanh Bình Thuận. Túc
Tông Hoàng Đế năm thứ 10 (1734) thăng Cai bạ Quảng Nam; năm thứ 13
(1737), thăng Chánh doanh Cai bạ Phó đoán sự; Thế Tông Hoàng Đế năm
thứ 6 (1744), thăng làm Hộ bộ kiêm Binh bộ. Năm thứ 7 (1745) mùa đông
mất, được tặng phong là Chính trị thượng khanh, thụy là Trung Thành.
Mai Công Hương
Không rõ quê quán ở đâu. Lúc trước làm Xá sai ty. Hiển Tông Hoàng Đế
năm thứ 14 Ất Dậu (1705), mùa thu, ở nước Chân Lạp, Nặc Thâm và Nặc
Yêm dấy quân đánh nhau. Thâm lại cầu nước Xiêm giúp mình. Yêm sợ,
chạy sang Gia Định cầu cứu với triều đình, chúa sai Chánh thống Cai cơ
Nguyễn Cửu Vân đem quân Gia Định đi đánh. Hương làm việc vận lương
quân, đi sau, bị quân giặc chặn đánh. Những lính vận tải đều sợ chạy.
Hương bèn đục thuyền cho lương thực chìm xuống sông, còn mình thì nhảy
xuống nước mà chết. Giặc không lấy được gì. Sau khi việc nước đã yên,