trạng cha con Đại Độ được biết đến muộn, cho nên sách Thực lục không
kịp chép đến.
Trần Phúc Thành
Lại có tên là Đại Tiến, tự là Trọng Chiêu. Người huyện Hòa Vang thuộc
Quảng Nam. Cha làm Cai đội Cấm binh. Phúc Thành có tài cưỡi ngựa,
ngày ngày thuần ngựa chơi. Năm 18 tuổi vẫn chưa đi học.
Bấy giờ Vũ Xuân Nùng dạy học ở nhà láng giềng, thấy Phúc Thành sáng
sủa thông minh bèn bảo cha của Thành rằng: "Cháu nó dạy được đấy, sao
không cho nó đi học?" Người cha nói: "Con nhà võ biền nên chưa biết học!
Nhờ tiên sinh dạy cho. Đó là nguyện vọng của tôi đấy". Cha của Thành bèn
cho con đi học. Phúc Thành thông minh, nhớ dai, học qua thuộc lòng ngay.
Không đầy vài năm có thể thuộc làu kinh sử, không sót một chữ nào. Người
ta gọi Chiêu là bụng tủ sách.
Đến lúc thi Hương, đỗ thủ khDuệ Tông Hoàng Đế, làm Hàn lâm viện Thí
giảng. Năm Đinh Hợi (1767) mùa đông, thăng Ký lục Quảng Nam.
Năm Canh Dần (1770) mùa hạ, man Thạch Bích quấy nhiễu ngoài biên,
chúa lập tức sai Phúc Thành làm Khâm sai Cai bạ, tuần hành 5 phủ, tham
mưu việc đánh giặc, điều khiển tướng sĩ 6 đạo doanh đến Quảng Ngãi, và
quân lính hai phủ Quy Nhơn, Phú Yên đi đánh dẹp yên giặc ấy.
Năm Tân Mão (1771), mùa đông, quân Xiêm đến lấn Hà Tiên. Điều khiển
Tống Văn Khôi vì đóng quân, không cứu, bị giáng chức.
Năm Nhâm Thìn (1772), mùa xuân, chúa sai Phúc Thành làm Khâm sai
Tham tán doanh đồn Gia Định, cùng Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm lãnh
một vạn quân thủy, quân bộ Bình Khang, Bình Thuận, và 30 chiếc thuyền,
thay làm Điều khiển. Bấy giờ vua Xiêm đến Chân Lạp, giữ phủ Nam Vang.
Quân ta tiến đến, đánh phá được quân Xiêm, lấy lại các phủ Nam Vang và
La Bích. Nước Chân Lạp được yên. Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên, rồi giảng
hòa với Tổng binh Mạc Thiên Tứ.
Năm Ất Mùi (1775) mùa đông, Phúc Thành chết ở quân thứ. Gia Long năm
thứ 5 (1806), hài cốt được đem về táng ở làng cũ là xã Hóa Khuê thuộc
Quảng Nam. Năm thứ 9 (1810), được thờ vào miếu Trung tiết công thần.