7 (1808), đổi lập Văn miếu ở chỗ ngày nay, Xuân Huyên mới không được
thờ ở Dụy Lễ đường nữa.
Nguyễn Hữu Tôn
Tiên tổ là người huyện Chương Đức trấn Sơn Nam, ban đầu theo vào Nam,
nhập tịch ở xã Mậu Tài phủ Thừa Thiên. Cha là Hữu Tường, làm quan đến
Cai cơ Quảng Bình được tặng phong Cẩm y vệ Chưởng vệ sự. Hữu Tôn
con nhà thế phiệt, có văn học, nên buổi đầu được bổ Văn chức kiêm Thị
giảng. Duệ Tông Hoàng Đế năm mới lên ngôi ( 1765), thăng Binh bộ kiêm
Thị giảng như cũ. Năm thứ 3 (1767), thăng Lại bộ, Tri kinh diên, kiêm
Hình bộ, Tri tào vận. Khi chết được tặng phong Tham nghị, thụy là Văn
Định.
Con là Hữu Tú, được ấm thụ Hàn lâm viện. Đến lúc loạn Tây Sơn, lại về
làm dân. Gia Long năm thứ 7 (1808) mùa đông, Tú tâu bày sự việc lại được
ấm thụ Hàn lâm viện.
Nguyễn Thừa
Người huyện Đăng Xương thuộc Quảng Trị. Buổi đầu làm chính sự có
tiếng là giỏi việc quan, dần thăng đến Ký lục Quảng Nam. Giáp Tý Thế
Tông năm thứ 6 (1744), mùa hạ, thăng Cai bạ. Kỷ Tỵ, Thế Tông năm thứ
11 (1749), được triệu về triều, thăng Hộ bộ kiêm Binh bộ. Thừa Tự làm
việc tinh tường, người ta phục là nhanh. Canh Ngọ, Thế Tông năm thứ 12
(1750) mùa thu, Thừa Tự chết, được tặng phong Tham chính, thụy là Thận
Cần. Ông có hai con trai là Thừa Diễn và Thừa Mân, đều làm quan to, có
truyện riêng.
Nguyễn Đăng Trường
Người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên. Ông nội là Đàn, có tiếng là học
giỏi, nết tốt, nên đời gọi là Siêu quần tiên sinh, có truyện riêng. Trường
cũng nổi tiếng về văn học, khảng khái có chí khí và tiết tháo.
Duệ Tông năm thứ 9 Giáp Ngọ (1774), quân Trịnh vào xâm lấn. chúa sai
Tiết chế Tôn Thất Chất và Tôn Thất Doanh đem quân thủy, quân bộ đi
chống cự. Trường làm Tham tán, đánh nhau với giặc ở sông Phú Lễ, thất
bại. Trường theo chúa đi Quảng Nam, sắp vượt biển vào Gia Định thì
ngược gió không đi được. Chúa sai Trường lên bộ cầu đảo. Thuyền chúa