Thượng thư, xét đến hai cháu là Trinh và Nguyên, đều miễn thuế thân suốt
đời.
Bùi Hữu Lễ
Người huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên. Buổi đầu theo Duệ Tông Hoàng
Đế vào Gia Định, làm Ký lục doanh Long Hồ. Năm Bính Thân (1776),
"giặc" Tây Sơn vào lấn cướp; tướng "giặc" là Điều khiển Hòa (94) xâm
phạm Long Hồ, Hữu Lễ chống đánh, bị giặc bắt được. Hữu Lễ chửi giặc,
không chịu khuất, bị giặc mổ ăn thịt.
Gia Long năm thứ 4 (1805), con là Hữu Thục đem việc tâu bày. Vua nói
"Hữu Lễ chết trung, nên tha thuế thân cho con để nêu tiết nghĩa người làm
tôi". Bèn cho Thục miễn lao dịch suốt đời. Năm thứ 9 (1810), cho Hữu Lễ
được thờ ở miếu Trung tiết công thần.
Nguyễn Danh Khoáng
Lại có tên là Luận, không rõ quê quán ở đâu. Đời Duệ Tông Hoàng Đế, làm
Tham mưu, theo Tân Chính vương vào Gia Định. Năm Bính Thân (1776)
theo mệnh Tân Chính vương, đi núi Chiêu Thái, dụ Lý Tài xuống hàng.
Năm Đinh Dậu (1777) mùa hạ "giặc" Tây Sơn vào lấn cướp, Khoáng theo
chúa đi Long Xuyên. Tháng 9 "giặc" đánh Long Xuyên, Duệ Tông mất,
Khoáng cùng cha con Trương Phúc Thận đều tử tiết.
Trần Văn Thức
Không rõ quê quán ở đâu, làm quan đến Tham tán. Năm Ất Mùi (1775)
mùa hạ, Duệ Tông Hoàng Đế vào Gia Định, Thức đem quân giữ Phú Yên
gây thế ỷ giốc với quân Phúc Hiệp để chống "giặc" Tây Sơn. Năm Bính
Thân (1776), mùa hạ, chúa triệu Tống Phúc Hiệp về Gia Định. Thức cùng
Chu Văn Tiếp đóng giữ các đạo Phú Yên, Bình Thuận. Năm Đinh Dậu
(1777), mùa hạ, "giặc" Tây Sơn vào cướp. Chúa triệu Thức đem quân vào
cứu. Quân Thức đi đến Bình Thuận, đánh nhau với "giặc" không thắng,
Thức bị chết trận. Giữa niên hiệu Gia Long, tặng phong Thức hàm Tham
tán, cho thờ ở hai miếu Hiển trung và Trung hưng công thần.
Đoàn Đức Hiệp
Người huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên. Buổi đầu làm quan tới chức Cai
án, có tiếng là lại viên giỏi. Năm Ất Mùi (1775), theo Thống suất Tống Văn