sinh bí, bất cầu thiên hạ văn". Nghĩa là: Học được thuật trường sinh, không
cần thiên hạ biết. Lại bài Sơn lộ (Đường núi) có câu: "Sơn nhân tự lai vãng,
Sơn thâm nhân bất tri". Nghĩa là: Sơn nhân tự đi lại, núi sâu người không
hay. Có tứ phiêu nhiên, vượt ngoài trần t
Hoàng Quang
Người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, tài giỏi, có nhân cách và kiến
thức. Từ bé đã chăm học, lớn lên thấm nhuần thông suốt nghĩa lý kinh sử,
lại hay văn chương, đặc biệt là trội về văn quốc âm. "Giặc" Tây Sơn
Nguyễn Văn Huệ biết danh tiếng ông, trao cho quan chức nhưng ông không
làm. Quang thấy chính sự của "giặc" phiền nhiễu hà khắc, lòng người nhớ
cũ, bèn làm khúc hát "Hoài nam" mở đầu kể sự khai thác gian nan của các
thánh, nhân đức, ơn huệ thấm nhuần khắp nơi; cuối bài thì truy tội quyền
thần, nghiến răng căm giận ngụy tặc, lời rất bi tráng, người ta truyền nhau
ca hát.
Thái trưởng công chúa Ngọc Tuyên chép được bài ca ấy cho người đem
đến kinh đô Gia Định để dâng. Thế Tổ Cao Hoàng Đế sai truyền bá ở trong
quân. Người nghe có kẻ rơi nước mắt.
Năm Tân Dậu (1801) mùa hạ, lấy lại được Phú Xuân, bấy giờ Quang đã
chết, vua bèn vời con là Hoán đến yết kiến cho làm Hàn lâm viện; Hoán
dần làm đến Hữu Tham tri bộ Lại. Cháu là Quýnh và Đạo. Quýnh làm đến
Bố chính Gia Định, Đạo làm đến Hữu Thị lang bộ Binh.
TRUYỆN CÁC CAO TĂNG
Tạ Nguyên Thiều
Tên tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh
Quảng Đông. Năm 19 tuổi, xuất gia, đến ở chùa Báo Tự, là môn đệ của
Khoáng Viên hòa thượng.
Thái Tông Hoàng Đế, năm thứ 17 Ất Tỵ (1665), Nguyên Thiều theo thuyền
buôn sang Nam, cắm tích trượng ở phủ Quy Ninh, dựng chùa Thập Tháp
Di Đà, mở rộng Pháp môn. Sau đó, Nguyên Thiều đến núi Phú Xuân ở
Thuận Hóa (nay là phủ Thừa Thiên), dựng chùa Quốc n, xây tháp Phổ
Đồng. Rồi vâng mệnh Anh Tông Hoàng Đế đi sang Quảng Đông, mời