Hoàng tử thứ 15: Điệu.
Mẹ là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư Nguyễn thị. Diệu mất sớm, được
tặng phong Thiếu bảo Quận công.
Hoàng tử thứ 17: Xuân.
Mẹ là Vũ thị. Năm Bính Thân (1776) Xuân cùng anh là Quyền đánh giặc ở
Quảng Nam, bị giặc đánh bại, bèn vượt biển chạy đến Vị Nê (Mũi Né)
thuộc tỉnh Bình Thuận, gặp Đông cung Dương cùng vào Gia Định. Duệ
Tông Hoàng Đế trông thấy, mừng quá, lập tức cho làm Chưởng cơ, giữ đồn
Hương Phúc. Năm Đinh Dậu (1777) mùa xuân, "giặc" Tây Sơn Nguyễn
Văn Huệ vào lấn cướp, Xuân cùng Duệ Tông Hoàng Đế lánh ở Long
Xuyên. Đến lúc thất thủ, Xuân thoát nạn, bèn cùng Mạc Thiên Tứ chạy
sang Xiêm, cầu cứu không được, lưu lại ở Xiêm. Nặc Ông Giao nước Chân
Lạp phản gián với nước Xiêm rằng: có một thư ở Gia Định nói Xuân cùng
Mạc Thiên Tứ định làm nội ứng, mưu lấy thành Vọng Các. Vua Xiêm ngờ
vực. Xuân bèn bị hại, chết, năm ấy 24 tuổi. Gia Long năm thứ 2 (1803), hài
cốt được đưa về an táng ở xã Dương Xuân, tặng phong Thiếu phó, Quận
công. Năm thứ 9 (1810) được thờ vào miếu Trung tiết công thần, cấp cho 4
người coi mả. Con là Dịch có truyện riêng.
Hoàng tử thứ 18: Thăng.
Mẹ là Hữu Cung tần Tống thị. Cuộc biến năm Giáp Ngọ (1774) Duệ Tông
Hoàng Đế chạy vào Nam. Thăng mới 13 tuổi không đi theo kịp, liền bị Tây
Sơn bắt được. Tướng giặc là Thống lãnh Nguyễn Chân muốn gả con gái
cho sức giải cứu khỏi phải giam cầm nhưng không được đi xa ra ngoài.
Nhân dịp đi câu cá ở bên sông, thấy có một xác người con trai nổi trên mặt
nước Thăng bèn mặc quần áo của mình vào cái xác ấy giả làm mình đi câu
bị chết đuối. Giặc đến đó không phân biệt được, tưởng là Thăng đã chết,
đem chôn đi. Với cớ ấy, Thăng trốn đi được. Nghe biết Thế Tổ Cao Hoàng
Đế đích thân đi đánh Quy Nhơn, Thăng bèn cùng Tôn Thất Liêm thuê
thuyền vượt biển, ngầm đến quân thứ Vân Phong. Khi Thăng đến nơi Thế
Tổ vừa mừng vừa thương, cầm tay ứa nước mắt mà rằng: "Gặp vận gian
nan, thân thích lìa tan không ngờ ngày nay lại được gặp nhau, há chẳng
phải là nhờ phúc thừa của tiên vương khiến chúng ta trong nguy khốn mà