chúa đến cửa biển Vân Phong (Hòn Khói). Phúc Hiệp cùng Khoa Thuyên
đến đón, chúa lập tức cho Phúc Hiệp làm Tiết chế, Kinh quận công, tiến
đánh lấy lại Phú Yên. Nghe nói Đông cung bị "giặc" Tây Sơn bắt được,
Phúc Hiệp sai Tri huyện Bạch Doãn Triều nói với giặc rằng: "Trả Đông
cung cho ta ! Nếu không thì đại binh đến đánh không có đường chạy đâu !"
Thủ lĩnh giặc là Nguyễn Văn Nhạc cả sợ, giả cách sa đến xin hàng; Phúc
Hiệp tin lời nên không đề phòng, bị Nguyễn Văn Huệ tập kích, phải lui về
giữ Vân Phong và sai bọn Phúc Hòa giữ Ô Loan. Tướng giặc là Lý Tài đem
thành Phú Yên đầu hàng Phúc Hiệp. Chúa sai nhận cho Lý Tài đầu hàng và
theo dưới sự tiết chế của Phúc Hiệp. Trước đây trận Phú Yên tướng giặc là
Nghĩa làm tiên phong đánh quân ta thua nặng. Phúc Hiệp giận lắm, sai Tôn
Thất Chất dụ Nghĩa xuống hàng, rồi giết đi cùng với đồ đảng hơn 50 người.
Năm Bính Thân (1776) Tây Sơn vào cướp Gia Định. Phúc Hiệp vào cứu.
Khi đến nơi, yết kiến chúa ở hành tại. Mùa hạ năm ấy, Phúc Hiệp mất.
Trước kia, Phúc Hiệp trấn thủ Long Hồ, có chính sự nhân huệ, dân yêu như
cha mẹ. Phúc Hiệp là người khảng khái có tài lược cho việc đánh giặc là
nhiệm vụ của mình. Đến lúc chết, ai nghe tin cũng thương khóc; người cày
thì nghỉ việc canh nông, người buôn thì nghỉ chợ búa đến 3 ngày. Chúa
thương tiếc mãi, truy tặng Hữu phủ Quốc công, dựng đền thờ ở Long Hồ,
xuân thu tế lễ. Đền linh thiêng hương khói không ngớt. Gia Long năm thứ 9
(1810) xếp thờ vào miếu Trung tiết công thần, đầu đời Minh Mạng phong
Trung đẳng thần, thờ ở miếu Hội đồng.
Tống Phúc Hòa
Phúc Hòa là em chú bác (tụng đệ) Tống Phúc Hiệp, trước làm Cai cơ, lệ
thuộc quân Phúc Hiệp. Trận Phú Yên thất lợi, lui giữ Vân Phong, sai Phúc
Hòa đóng giữ Ô Loan. Năm Bính Thân (1776) mùa xuân "giặc" Tây Sơn
vào cướp Gia Tông Hoàng Đế đi Trấn Biên. Phúc Hiệp sai Phúc Hòa đem
quân bản bộ vào cứu, đóng đồn ở Lượng Phụ, cùng quân các đạo hợp sức
đánh giặc. Quân giặc bị vỡ, phải chạy (quân ta lấy lại được Sài Gòn), chúa
thăng Phúc Hòa làm Chưởng thủy doanh Quận công. Gặp lúc hàng tướng
Lý Tài cùng Đỗ Thanh Nhân không hòa hợp với nhau(50) chúa rất lấy làm
lo, bèn sai Phúc Hòa cùng Tống Phúc Thiêm, đóng quân ở Long Hồ để