ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 2 - Trang 481

Nước này lúc trước mạnh lớn, đất cát giàu tốt; lại có ruộng hội không trồng
cây mà được gặt lúa. Nước Tiêm La thì nhỏ yếu, đất xấu,ường nhờ nước
này cấp đỡ cho. Về sau suy yếu đi, nước Tiêm La cường thịnh lên, mới bị
nước Tiêm La chế ngự.

QUYỂN 32

TRUYỆN CÁC NƯỚC NGOÀI II

Nước Xiêm La

Khi xưa Xiêm La là nước Xích Thổ, sau chia làm 2 nước, một nước gọi là
Xiêm, một nước là La Hộc. Nước Xiêm đất xấu không thích hợp với việc
cấy lúa. Nước La Hộc bằng phẳng, tốt màu cấy lúa, thu hoạch nhiều, nước
Xiêm phải trông vào nước La Hộc cung cấp cho thóc gạo. Sứ nhà Tùy đến
nước ấy, biết quốc vương là họ Cồ Đàm. Đầu đời Nguyên thường vào cống.
Về sau nước La Hộc mạnh thôn tính cả nước Xiêm, gọi là nước Xiêm La
Hộc. Đến đầu đời Minh lại vào cống, ban cho ấn "Xiêm La Quốc vương"
tên gọi là Xiêm La bắt đầu từ đó. Trong năm Long Khánh (106) có nước
láng giềng là Đông Man Ngưu muốn cầu hôn nhưng không được, nên giận,
bèn đem đại binh đánh phá, Quốc vương tự thắt cổ chết, bắt Thế tử đem về.
Từ đó nước Xiêm bị nước Đông Man Ngưu áp chế, người con thứ nối ngôi
quyết chí phục thù.

Khoảng năm Vạn Lịch (107), nước ấy mạnh lớn lên, đánh phá được Đông
Man u, hàng được nước Chân Lạp, bèn làm bá chủ các Man. Năm Bính
Tuất thuộc bản triều Duệ Tông năm đầu (1766), nước Miến Điện đem quân
đánh phá nước ấy bắt Xiêm Phong vương (vua Xiêm bị bệnh hủi, người
trong nước gọi là Phong vương) và người con trưởng là Chiêu Đốc. Con
thứ là Chiêu Sỉ Xoang chạy sang Chân Lạp và Chiêu Thúy chạy sang Hà
Tiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.