chức ký lục hai trấn Trấn Biên và Hà Tiên. Khoảng năm Minh Mạng tặng
làm Lại bộ thượng thư.
Ông là con thứ bảy, ng
ười thuần hậu có khí độ kiến thức, bắt đầu làm quan ở viện Hàn Lâm. Mùa
đông năm Giáp Ngọ, quân họ Trịnh đến xâm chiếm, năm Ất Mùi vua ngự
đi miền Nam, ông cùng em là Đức lén vào Quảng Nam tránh ẩn dạy học
trò, toan vào Nam, bị giặc bắt được, suýt nữa bị giết chết, có viên quan của
ngụy vẫn quen với ông trước cứu cho được khỏi.
Năm Canh Tý, Thế Tổ đã chính thức ngôi vương ở Gia Định; năm Tân Sửu
con gái ông làm Tả cung tần, tức sau này là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu.
Năm thứ 13 là năm Quý Sửu, anh em ông vượt biển vào yết kiến đem hết
tình hình của giặc tâu Thế Tổ nghe.
Thế Tổ lúc mới thấy, mừng nói rằng: "Người nói anh em nhà ngươi chết
rồi, từ đâu mà lại đây ?" ông đem tình trạng trả lời lại. Thế Tổ yên ủi hỏi
han kỹ lắm, bổ cho ông vào viện Hàn Lâm, rồi chuyển làm Lễ bộ tham tri.
Năm Canh Thân, sung làm chức bảo phó cho Hoàng tử. Năm Gia Long thử
1 (1802) triệu về Kinh. Khi thiên hạ đã định, việc bàn lễ xét văn, chế tác
buổi đầu, ông cùng với Lễ bộ là Đặng Đức Siêu biên chép từng điều tâu lên
để thi hành; rồi đổi bổ làm Lễ bộ hữu tham tri.
Thánh Tổ khi còn ở tiềm để (45) ng tâu xin chọn các quan người nào có
tuổi có đức để làm sư phó. Vua mới lấy Lễ bộ Đặng Đức Siêu kiêm sung
chức giáo đạo. Năm Gia Long thứ 4, ông vì tuổi già, nghỉ việc. Năm thứ 9
(181 0), mùa hạ bệnh chết, tuổi 64. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) truy tặng
là Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, thượng trụ quốc, thiếu phó, Hà Hoa
quận công, tên thụy là Ôn Cẩn. Vợ là Lê Thị phong là Quốc phu nhân. Năm
thứ 5 dựng đền thờ ở Kim Long, gọi là đền Dụ Khánh, (năm Tự Đức thứ 5,
đổi làm đền Thọ quốc công, đổi đền họ Trần làm đền Dụ Khánh). Năm thứ
13, gia tặng là Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ, Thái phó,