thuyền ra ngoài khơi, trông thấy giặc giữ cửa biển Thi Nại rất chặt bèn than
rằng: Trời chưa muốn diệt giặc Tây Sơn ư? Làm sao khiến cho tướng giỏi
của ta chịu khốn khó mãi ở đấy.
Mùa xuân năm Tân Dậu dùng kế hỏa công, sai Nguyễn Văn Trương tiến
lên phía trước, bọn Lê Văn Duyệt kế tiếp tiến đến sau lẻn vào cửa biển Thi
Nại đốt thuyền của giặc, nhưng đem việc ấy báo cho Tánh biết trước. Tánh
ngay đêm hôm ấy mở cửa bên đông thành ra đánh úp, quân giặc sợ lui, đốt
hàng dãy trại của giặc. Dũng ở đồn thủy của giặc, cũng bị bọn Trương,
Duyệt đánh phá, chạy đến hợp với Diệu vây thành càng khẩn cấp.
Vua thấy trong thành lương ít, thế không giữ được, bảo chư tướng rằng:
Thà để mất thành, không để mất tường giỏi của ta, sai người mang thư lặn
xuống nước lẻn vào thành bảo Tánh phá vòng vây, ra hội với đại binh. Tánh
cho lũy giặc bền, chưa thể phá được, nếu phá vòng vây mà ra thì quân chết
và bị thương rất nhiều. Bèn ngầm làm tờ biểu đưa đến hành tại nói rằng:
Tướng giỏi quân mạnh của ngụy Tây đều cả đây, Phú Xuân bỏ không. Làm
kế ngày nay, không gì bằng đổi ngói lấy vàng. Xin để thành Bình Định ra
ngoài không tính đến, nhưng lúc bỏ không, đánh thẳng lấy Phú Xuân, cũng
là một cơ hội tốt.: ấy Phú Xuân khấu thay một mạng thần, thần cho là đủ
rồi.
Vua xem tờ biểu than thở mãi. Trước đây, các tướng nhiều người đem cách
đánh cờ thế quân xe để nói, vua còn lưỡng lự không nỡ, kịp khi được thư
trong thành ý mới quyết. Mùa hạ năm ấy để Nguyễn Văn Thành ở lại giữ
Thị Dã, để tiếp ứng cho Tánh, quân của vua do đường thủy tiến đi. Đêm
hôm tiến quân đi đốt lửa ở núi Độc Sơn làm hiệu. Tánh trông thấy lửa, tức
thì mở thành ra đánh, chém tướng của giặc vài người, giặc thêm quân vây
thành. Quân vừa tiến lấy được Phú Xuân, vua sai bọn Lê Văn Duyệt, Lê
Chất, Tống Viết Phúc đem quân về cứu viện cho Tánh. Khi đến Quảng
Ngãi thì thành Bình Định đã bị hãm rồi.