ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 186

Xuyên, Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Oai, Sơn Minh, Hoài Yên phần nhiều
là nơi thấp trũng cả, nếu bàn nên thôi đê thì nước ở các huyện thượng du tất
lấy các chuyện ấy làm chỗ vực chứa; nếu là nên đắp đê thì đường sông các
huyện chảy đi nhiều ngả, cứ vài trăm trượng lại đắp một đê, thì sức dân đã
không thể chịu được, mà nước mưa ở thượng du cũng không có đường tiêu
tiết đi, đều là chưa tiện cả. Muốn bàn kế cho các huyện ấy, nếu không khai
thông các sông nhỏ ở bên tả sông Nhị, để cho nước chảy về phía Đông, thì
cũng không có chước gì hay cả. Trộm xét: nguyên nước sông ở bên hữu
sông Nhị Hà thì chia ra chảy về phía Nam, nước bên tả sông Nhị thì chia ra
chảy về phía Đông, sông Nhị chẳng qua ở khoảng giữa nhận nước chảy đến
rồi chia chảy đi mà thôi. Thế mà một khi ngăn chặn đường cũ của các sông
to vừa vừa ở dòng dưới mà đắp đê để chống giữ nước ở dòng trên sông, thì
thế không thể được. Ông nhân thể trình bày 12 điều về có đê không tiện. Đê
ấy không thôi, thì dân có phần đê ở Bắc Kỳ, hàng năm vất vả để cầu được
phong phú và sóng yên, thì cũng khó lắm. Nay lấy một dải nước ở sông Nhị
chia ra chảy về Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nịnh
là chỗ đất có đến một nghìn dặm vuông ví như lấy một chén nước rót vào
một cái mâm, thì nước ấy ở chén thì sâu mà ở mâm thì nông, là thế tất phải
như vậy. Huống chi, nước ở dòng trên chảy xuống dòng dưới, thì chảy đến
đâu tiêu đến đấy, tất không như là nước chảy xuống mâm mà đầy tràn, đã
rõ lắm rồi. Thơ cổ có câu rằng: "Có đê không bằng không đê lợi, đã có đê
rồi không thể không". Kể ra đã nói về lợi không đê sao lại nói rằng không
thể không có đê, cũng là chưa xét đến nguồn lợi hại mà nói hẳn là như thế
thôi.
Thần trộm nghĩ: những người khéo trị thủy thì không cùng nước trong lối
chảy, chỉ làm cho vô sự, thì dễ thành công. Nghĩ nên trước hết đem sông
Nguyệt Đức, Thiên Đức và các sông nhỏ vừa vừa như sông Hàm Long,
Nghĩa Trụ, Văn Giang, đều y theo đường cũ, ra công ở dòng dưới; chỗ nào
nông hẹp, thì đào sâu, đào rộng ra, chỗ nào bồi lấp thì nạo khoét ra, nhất
thiết đem công việc bồi đắp đê điều để làm việc khơi đào sông cũ, không
cần phải lấy số tiền kho ra, làm thêm một công việc to lớn khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.