ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 188

thứ 1 (1802) vâng thánh dụ muốn đưa thư xin tiếp sứ nhà Thanh ở trên cửa
ải Lạng Sơn, để đỡ phiền phí. Tiếc vì lúc ấy các bề tôi chưa hay thể theo ý
ấy, nhân cơ hội lớn ấy làm thành một kế nghi lớn. Khoảng năm Minh Mạng
đã từng vâng lời dụ của Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, bảo rằng: "Việc đi tuần
miền Bắc để làm lễ bang giao, không có thể để làm điều dạy đời đời được,
giả sử nước có vua lớn, muôn việc chỉnh đốn cả, các con cháu phó thác
được người thì việc ấy cũng không ại gì, là ra trong địa phương gặp có biến
cố, lòng người chưa yên, mà bỏ nước đi tuần xa thì ở chỗ đất căn bản quan
trọng há không có sự lo ngại không ngờ ư? Muốn bàn kế về xã tắc, nên chú
ý xếp đặt khác". Kính dịch lời thánh dạy như thế, thì lễ bang giao tất phải
thi hành ở Kinh sư, thì ở ta có lợi vô cùng, mà ở người có lẽ tất phải theo.
Không có gì đáng ngờ nữa. Vả, nước ta là nước văn hiến, nước Thanh cũng
là nước giữ lễ, theo hay không theo, coi ở lễ có nên hay không. Ta lấy lễ mà
nói, thì lời rõ ràng, nghĩa chính đáng, người nước Thanh sẽ nói thế nào để
chối được ư? Xin sắc cho bộ thần làm quốc thư giao Sứ bộ phát đệ, xin từ
nay về sau đến thẳng Kinh sư để làm điển lễ lớn Điển lễ ấy đã định, muôn
đời thường yên, bớt được khoản tiêu phí không có hạn, khỏi được sự ngăn
phòng ở ngoài ý nghĩ, thì mưu tính sâu xa của các tiên thánh ngày trước tất
thành ở chỗ Hoàng thượng khéo nối chí, khéo theo việc vậy … Vua cho lời
nói là phải, phải sai phát quốc thư đệ đạt đi. Đến khi sứ nước Thanh là Lao
Sùng Quang đến Kinh, làm lễ bang giao, tình ý thỏa hợp. Vua cho là Đăng
Giai đầu tiên kiến nghị ra giữ được quốc thể lắm, thưởng một đồng kim tiền
có chữ "Long vân khế hội", ba tấm nhiễu màu.
Đăng Giai ở trong triều, từng cùng các đại thần lời nói và sắc mặt không
hòa hợp nhau, vừa gặp khi khuyết chức Tổng đốc Nghệ An, mọi người đều
cử Đăng Giai đi. Đăng Giai dâng sớ xin từ. Đại lược nói rằng: đình thần
bàn cử thần đi, hoặc là vì thần vốn tính ngu và thẳng, lúc ở thường nói năng
không khỏi trái ngược họ, phàm việc bàn luận, trong đó có điều khác điều
cùng, cho nên không thích với thần cùng hàng; may là triều đình nhàn rỗi,
văn yên lặng võ chơi đùa, thần lấy phận ở xa xôi, ngày nay dâng phong thư
tâu việc ngày mai dâng chương sớ đàn hặc cho nên cũng ghét là khác với
mình. Về một ý ít hợp với ai như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.