điềm nhiên xin rút lui, không nghĩ đến lo xa. Đó là 5 điều không nên.
Vả lại, khanh bảo là bệnh, chẳng qua là phong hàn cảm nhiễm. Nếu như
thế, thì chỉ độ mươi hôm rồi qua khỏi thôi. Vả lại ăn uống như thường, tinh
thần tỉnh táo, xử đoán việc cơ mật, quen hiểu tinh tường, tuy người thiếu
tráng, chưa thể theo kịp. Nguyện không thể so bì như Mậu Hoằng (210)
hèn yếu, Cát Ky (211) già lẫn, sao lại chỉ có lời than về 4 điều không bằng
người mà quên cái ơn 5 điều không nên? Khanh cứ dâng chương sớ luôn
mãi, há vui lòng người. Ví thử ta cố được chiều theo lời xin, thì không
những lòng trẫm không nỡ bỏ khanh, mà còn công luận thì sao? Khanh há
không biết người hết sức chân tay, gia thêm tiết tháo trung trinh là ai? (212)
Người cúi mình hết sức khó nhọc, đến chết mới thôi là ai ư? (213) Mấy
người ấy há không biết đường lối sáng suốt khôn ngoan để giữ thân ư? Sao
họ lại chăm sóc ân cần như thế? Bởi vì lòng họ vì công quên việc tư, vì
nước quên mình, giàu tính mến chủ, già càng thêm mạnh. Nên có câu nói là
người tôi trung không khi nào vì mình trước mà sau nghĩ đến vua, thực là
đúng lắm.
Khanh học rộng, xem nhiều, công trau dồi cũng lắm; sao chẳng nghĩ một
chút, chớ nên cố chấp ý kiến của mình. Nay trẫm đinh ninh dỗ bảo, không
phải là không muốn làm thành pháp độ rất chính, để khuyên dạy đường lối
làm quan. Nhưng vua, tôi khó được người tương đắc với nhau, phận nghĩa
rất thân. Cho nên trẫm không biết là trẫm nói quá nhiều có ý quá kính nữa.
Khanh nên thể theo lòng trẫm cố gắng giữ chức, sửa chữa chỗ ta thiếu
sót,cất cử người hiền tài. Khanh có đau yếu thì ta chữa trị cho, khanh có
lầm lỗi, thì ta tha thứ cho được vẹn toàn để trên yên chí tiên đế, dưới ân
thấm dân sinh. Khiến cho muôn đời sau này đều biết vua tôi ta một sức một
lòng, trước sau không khác. Đợi sau này tuổi đến 70, trong triều nhiều
người tài giỏi, bấy giờ muốn làm cuộc ngao du ở Lục Dã (214), Kỳ Anh
(215) thì ta sẽ y theo, cũng chưa muộn gì?
Khi Quế đến lệ tuổi hưu, thường thường dâng sớ kêu xin. Nên vua không
muốn trái ý mãi mới y cho. Ngày Đăng Quế về, đình thần đặt tiệc tiễn ở
bến Sông Hương. Hoàng thân, công chúa cũng đặt tiệc tiễn ở đình tiếp
khách của Thương Sơn Công. Thơ văn tiễn tống không kém một nghìn bài.