trong sông ngoài biển, thuyền Tây Dương nên đậu ở chỗ nào, hết thảy vẽ
thành bản đồ, rồi nghị định phúc tâu lên để đợi ngày nào thuyền Tây
Phương đến, thì hội đồng với quan Tây, tính chỗ đất nhận mà làm quán bán
hàng không trái lời ước, không mất thể diện là được. Nếu đất tư cần được
lợi lớn chỉ có thể cho phép họ mua bán riêng với nhau là tiện thôi. Thế thì
việc lớn trong nước không đến hỗn loạn, mà kẻ ngu thần này cũng không
đến nỗi nhục thể diện.
Thần vâng mệnh đi đánh giặc, từ Bắc đến Đông, đến nay đã bốn năm. Gia
dĩ thần tuổi đã nhiều rồi, nhân vết thương thành cố tật. Nhiều lần đã vâng
lời dụ chuyển cho thần làm xong việc cho sớm mà về, để thư lòng hoàng
thượng mong nhớ. Thần tấm lòng quỳ hoắc (221) nhỏ mọn, mong đợi
không xiết. Chỉ vì cõi Nam chưa thể yên tĩnh một loạt. Hoàng thượng sớm
khuy cần lao, thần ngày đêm hết sức, cố theo đuổi công việc lo để đền ơn,
trong lúc tuổi già được một phần trong muôn phần chăng? May ra mong
trời giúp sức cho nước, việc quan đã thành, cõi Nam mới yên. Thần hiện
đương bàn tính công việc làm cho sau này được tết, và khai kê sự trạng của
các viên, biền theo đi đánh giặc, liệu lượng cho binh thuyền về quân ngũ.
Lần ượt làm xong các việc, tức thì xin về kinh chầu hầu phục mệnh, để đãi
tấm lòng mong nhớ bao năm; lại nhân thể xin được đem nắm xương về
làng để bảo dưỡng tuổi thừa, thực là may lắm. Nếu cho thần là biện thuyết
và kinh lý miền biển, mà chỉ trích thần là làm việc không hợp mà khép vào
pháp luật, thần xin muôn phần cam tâm. Vua bảo rằng: bản nghị trước của
viện thần, thực có chỗ chưa chu đáo, không trách gì người ta nói được. Kịp
khi tên nghịch Trưng khởi loạn, vua cho Kinh sư là nơi căn bản quan trọng,
bèn triệu Tri Phương về. Ngày Phương sắp về đến Kinh, vua sai Thượng
thư bộ Công là Nguyễn Văn Phong, và Đề đốc Thủy sư là Nguyễn Kiện
đón tiếp tại cửa Tây Bắc. Dụ rằng: viên ấy là đại thần có công khó nhọc,
quân công rõ rệt, cho nên đặc biệt ưu đãi. Khi Phương vào chầu, vua cho
ngồi yên ủi hỏi chuyện. Sắc chỉ áo mặc ban cấp cho. Chuẩn cho Phương
lĩnh Thượng thư bộ Binh, khiêm sung Hải Phòng sứ ở kinh kỳ, nhưng sung
Cơ Mật viện đại thần. Phương mới cùng Trọng Bình dâng sớ nói rằng:
hoàng thượng xây dựng Thọ Lăng, thực là việc bất đắc dĩ, không phải việc