chưa tiện triệu về. Tri Phương sau vì trù liệu không có công trạng gì, dâng
tập tâu xin nhận tội. Vua chuẩn cho giáng 4 cấp, lưu lại, để xem sự báo hiệu
về sau và dụ rằng: Hiện nay cơ nghi hơi tốt, khanh nên hết lòng trù liệu,
làm phương kế nào cho được sớm dẹp yên giặc ấy, thì mới yên được tình
phận trên dưới.
Năm thứ 18, đình thần tâu xin tha việc cấm bán thuốc phiện, mà đánh thuế
thứ ấy. Vua đem việc ấy hỏi Tri Phương. Tri Phương nói tha thiết về tai hại
của thuốc phiện, không nên tha cấm. Bấy giờ Hải, Yên đại hạn, Tri Phương
đảo vũ ở Đường Sơn, mưa lớn liền mấy ngày, Phương dâng sớ nói là do
lòng rất thành của hoàng thượng đầy lấp đến trời mới được đến thế. Và lại
đem bài văn khấn dâng trình. Vua phê bảo rằng: đọc bài văn khấn của
khanh, thấy lòng thành chan chứa, mà ta không ngờ rỏ nước mắt tràn xuống
mặt mà khóc nức nở. Vả lại khanh vốn có tiếng là trung liệt, không từ sự
vất vả, thủy chung một lòng. Vâng Hoàng mẫu Thái hậu ta dụ rằng: nếu
được nhiều người như thế, mà chia làm các việc nước không xong, dân sinh
không thỏa. Nay khanh lại có lòng ấy, trẫm chỉ lấy lòng thành để đối đãi
thôi, dẫu vàng ngọc cũng chưa đủ đáp lại. Lại đặc ân cho Phương bài thơ
để khen ngợi.
Phiên âm:
Quốc nhĩ vong gia, phú dữ trung,
Cúc cung, tận tụy, cổ nhân phong,
Tác lâm dĩ kiến thân hành khổn,
Tẩy giáp cho vương tấu võ công
Dịch nghĩa:
Vì nước quên nhà, bản tính có lòng trung,
Cúi mình, hết sức, có phong cách của người ngày xưa,
Được mưa (220) đã tỏ lòng thành kính
Rửa áo giáp còn mong dâng tâu công võ.
Lại ra thưởng cho Phương 1 cấp trác dị và sai bộ lễ sao lời phê trong tờ sớ
để ban bố trong ngoài. Rồi sau đó hơn 300 chiếc thuyền của giặc biển từ
các đảo Phù Long, Cát Bà chia 3 toán đến quấy. Tri Phương sai Văn Trọng
đốc suất quan quân ở đoàn thuyền của nước Thanh đi đánh, bắn chìm được