(1) Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu: vợ vua Thiệu Trị.
(2) Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu: vợ vua Tự Đức.
(3) Tiềm để: nơi phủ đệ của vua khi chưa lên ngôi.
(4) Trên "miên" dưới "quán" là chữ thực. Thực là quả.
(5) Trên chữ "không có chữ" dưới chữ "thập" tức là chữ hoa.
(6) Điềm hùng: tức là sinh trai.
(7) Mộng kiến: Thuần Vu Phân ngày xưa uống rượu say nằm dưới gốc cây
hoè cổ thụ, chiêm bao đến một nước Đại Hòe an vào trong thành lớn, lên
điện rộng, thấy có một người ngồi chính giữa, tức là vua nước ấy, các quan
hầu bắt Phần vào lạy. Vị vua ấy gả con gái cho, Phần m Phò mã. làm Thái
thú quận Nam Kha hơn 20 năm, vinh hoa không ai bằng. Lúc tỉnh dậy thì
thấy nằm dưới gốc cây hoè. Đi tìm thấy gốc hoè có cái hố to, trong đó có
đàn kiến ở. Đời sau gọi là giấc mộng Nam Kha hay giấc mộng kiến, ý nói
là chóng.
(8) Mẹ lúc sống gọi là mẫu, chết rồi gọi là tỷ. Hoàng tỷ là mẹ của vua.
(9) Là bà vua, tức hậu của Gia Long.
(10) Ban cho tên là Thực.
(11) Nguyên Chữ Hán là "cố kiếm", nghĩa là thanh gươm xưa, ý nói là vợ
xưa, đây dịch theo nghĩa bóng cho dễ hiểu. Nguyên điển trong sử ký. Hán
Tuyên Đế khi còn làm hoàng tằng tôn lấy con gái Hứa Quảng Hán, khi lên
ngôi vua, người con gái ấy làm tiệp dư, các quan xin đổi lập Hoàng hậu
khác. Tuyên đế xuống chiếu tìm thanh gươm cũ lúc còn chưa lên làm vua.
Các quan biết ý, xin lập Hứa tiệp dư làm Hoàng hậu. Người dời sau dùng
điển gươm cổ làm vợ xưa là bởi thế.
(12) Tức là Thái hoàng Thái hậu.
(13) Nguyên: là muôn vật mới sinh ra; hanh: là muôn vật lớn lên; lợi: là
muôn vật được thỏa mãn; trinh: là muôn vật đã thành.
(14) vua phê chữ sơn.
(15) cung giai: giai cấp trong cung.
(16) Huyền Tổ: tức là ông Biết (tổ nhà Thương).
(17) phần hoàng: đốt bản sắc sao chép lại bằng giấy vàng.
(18) vua đây có lẽ là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế.