thiện. Vua Hán thường ngày hỏi ông trị gia như thế nào là hạnh phúc nhất,
ông đáp: "Thiện tối lạc"
(134) Biện Hòa: người nước Sở được ngọc ở Sở Sơn mang dâng, Lệ Vương
cho là giả. sai chặt chân tả. Thời Vũ Vương lại dâng, cũng cho là giả sai
chặt chân hữu. Văn Vương lên ngôi. Hòa ôm ngọc đến khóc. Văn Vương
sai thợ ngọc xem, quả là ngọc thực.
(135) Tôn Quyền bảo Lã Nông Chính nên tự học để thêm thần trí, Nông
Chính bèn đi học, đốc chí không mõi, sau Lô Túc cùng với Nông nghị luận
thường bị kém thua. Túc nói: Nông Chính ngày nay giỏi không giống như
xưa kia nữa.
(136) Lục dật: 6 hàng người múa. Lễ mừng thiên tử 8 hàng người múa, chư
hầu 6 hàng, đại phu 4 hàng, sĩ 2 hàng. Mỗi hàng 3 người.
(137) Lên ngôi
(138) Viện cớ không vào chầu
(139) Chưa rõ nghĩa, tạm dịch là đuôi dê, nầm dê - nầm dê tức là nầm sữa
của con dê cái.
(140) Sách vàng: nguyên Chữ Hán là đồng khuê: Ngọc khuê bằng lá cây
ngô đồng. Sử ký: Thành Vương lấy lá ngô đồng làm ngọc khuê đưa cho
con Thúc Ngu. Sử thần liền xin chọn ngày phong. Thành Vương nói ta nói
đùa. Sử quan nói vua không nói đùa. Vì thế Thành Vương phải phong tước
cho Thúc Ngu. Đây nói phong sắc cần chuẩn nên dịch là sách vàng.
(141) 7 thứ thương: 1: đau xót mà thương. 2: vì nghĩa mà thương, 3: cảm
xót mà thương, 4: oán hận mà thương, 5: tai mắt trông thấy mà thương, 6:
than thở mà thương 7: mũi cay mà thương.
(142) Đại kế là kỳ xét công quan chức để nghị thưởng, cứ 3 năm một k>
(143) Giang Lưu Ba là Kinh đô nước Nam Dương, tức là Gia cát ta (Dja
kar ta).
(144) Tám điều nghị: 1. nghị thân, 2. nghị cố, 3. nghị hiền, 4. nghị năng (tài
năng), 5. nghị công, 6. nghị quy, 7. nghị cần (siêng năng), 8. nghị tân
(khách)
(145) Tả truyện đời Tổ Trương Công năm thứ 21, Phúc Hướng bị từ, Tấn
Hầu hỏi Nhạc Vương Phụ về tội Phúc Hướng. Vương Phụ thưa: Phúc