đường, lấy nhã sĩ là Đặng Văn Kiều làm Chưởng giáo. Vương lại xin cho
con cháu các công được theo các nha trong bộ để học tập chính sự. Vua
nói: nguồn gốc chi phác trăm đời, nên xếp đặt sớm, để được thành tài.
Không thế thì ngày càng ản nhiều, sau không thành ra thể thống gì. Bèn sai
vương cùng các công đồng sự châm chước chọn điển lệ nhà Thanh những
công việc nên làm thế nào rồi phúc tâu lên. Bấy giờ điều trần tấu rằng:
phàm con cháu tước công, trừ ra người nào có văn học được xét bổ thì
không kể, ngoài ra ai học lực không tiến, mà có sức khỏe, thì bổ vào trường
học bên võ. Con gái các công không có tư bản gì, thì cho sung vào phụng
trực ở điện các tôn lăng, để có chỗ trông nhờ. Vua y nghị cho thi hành.
Năm thứ 22, mùa thu, hưởng thọ 60 tuổi, vua cho áo gậy phẩm vật và bài
thơ rằng:
Phiên âm:
Giới độ tích vưu chí, tôn phiên kim thư tỳ, vô trường năng tự húc, nan lão
khởi duy kỳ, …
Dỹ cực tiều đình tước, ninh vong tự tục quy, tất nhân phương đắc thọ,
lượng hữu nhất kinh di.
Dịch nghĩa:
Xưa là em vua (70) thân đến đâu, nay là phiên vương giúp đỡ nhau, không
tài nhưng biết tự cố gắng, mới 60 tuổi thọ còn lâu, tước triều đình vương
tôn quý nhất, vì con cháu lo xa nghĩ sậu, hẳn phải là nhận mới được thọ,
chắc có một kinh để lại sau.
Năm thứ 27, mùa hạ, được tấn phong Quận vương. Dụ rằng: Công và Ninh
Thuận Công Miên Nghi đều là bậc chú của trẫm, năm nay gần 7 tuần, tuổi
tác trung hậu, càng già càng chăm, là bậc làm phên dậu che giữ của trẫm,
trẫm rất kính, rất yêu. Mỗi khi muốn đặc ân cách để yên tấm lòng chân tình
của ta, nhưng không phải phẩm vật là quý, danh vọng mới quý, thì phẩm
vật gì để xứng với tình ta ư? Nếu mà để đến khi đã chết mới truy khen bao
phong, sao bằng bao phong cho lúc còn sống được kịp thấy là hơn. Vậy 2
công chuẩn tấn phong làm Quận vương, nói về thân tình, về tuổi già, về đạo
đức, không gì là không đúng cả, có thể trên yên lòng hữu ái của tiên đế, mà