ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 82

thứ 21, mừng thọ 50 tuổi, vua cho bài văn tán tụng và vàng bạc, lụa màu,
chè rượu, văn phòng tứ phẩm. Lại từng làm thơ "Nhớ ông" sai mang đến và
sai ông họa lại dâng lên. Năm thứ 23, ông chết, bấy giờ ông 52 tuổi. Lúc
ông mới bị ốm vua đặc biệt cho ngự y đến thăm mạch, chữa thuốc, ban cho
sâm quế của vua dùng, sai trung sứ đến thăm hỏi, không ngày nào không.
ông nhân tay viết tờ biểu để lại gửi dâng lên, đại lược rằng: "Chết sống là
mệnh, duy còn ân hận vì chưa được thấy bờ cõi Nam Bắc như cũ mà thôi.
Cúi xin nghĩ đến việc gây dựng khó nhọc, thì lo việc giữ gìn không dễ
dàng. Một của một công phải nên sẻn tiếc, việc chơi việc vui phải nên đề
phòng, xem thời cơ mà làm việc, trên dưới một lòng, là phúc cho tôn miếu,
may cho thiên hạ". Vua xem biểu, bảo Nội các rằng: mật sao cho Sử quán
một đạo, để sau này làm truyện, chớ bỏ mất câu nói phải của người ta. Đến
khi bệnh nặng, dặn con cháu làm việc tang lễ nên tiết kiệm. Lại lấy ngón
tay viết mấy câu tuyệt bút rằng: "Nửa đời học đạo quá lờ mờ, thoát bước
như nay mới biết đường, sáng đình Tiến Giáp, trăng chùa Thiên Mụ, bóng
rừngước có thấy người nữa chăng?" Viết xong, kéo lại chăn đắp rồi chết.
Vua nghe tin ông chết, thương tiếc, nghỉ chầu 3 ngày, ban cho gấm lụa, tiền
vải, quan tài và ngân tiền, lại thân chế văn tế sai Tuy Lý Vương đến tế, cho
rượu tế, cho tên thụy là Văn Nhã. Ngày an táng, sai Hiệp lĩnh Thị vệ là Hồ
Văn Hiển đi đưa đám. Năm thứ 31, truy tặng Quận vương. Ông thông minh
ham học, ngoài sách vở ra không thích gì. Nghe có sách hay, bỏ hết tiền ra
mua. Học vấn sâu rộng, lời ý điển nhã, càng giỏi về thơ. Cùng hoàng tử thứ
11 là Tuy Lý Vương đều nổi tiếng bằng nhau. Dực Tôn Anh Hoàng Đế vốn
tin yêu, thường sai biên chép thơ chọn lọc của các đời, chấm và phê bình để
tiến lên. cho nên người làm thơ có câu: "Thơ như Tùng Thiện Vương, Tuy
Lý Viên thì thơ đời thịnh Đường không còn đáng kể". Khi vua mới lên
ngôi, năm đầu có Khâm sứ nhà Thanh là Lao Sùng Quang là Đệ nhị giáp
Tiến sĩ triều Thanh, đến kinh làm lễ bang giao, ông cùng giao du với Sùng
Quang và xướng họa thơ thù tiếp. Sùng Quang rất khen ngợi, bèn yêu cầu
ông cho xem bản thảo thơ làm ra. Ông liền đem tập thơ Thương Sơn cho
xem và xin viết cho bài tựa. Sùng Quang làm bài tựa. Có câu rằng: Một ông
già Thương Sơn, trừ có ý để làm mẫu mực cho nước Nam, sao được gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.