ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 373

mình hiểu biết. Cát cố từ, rồi sau mất năm 59 tuổi, được tặng Hàn lâm viện
biên tu.

Xuân Cát tự hiệu là Châu Tân cư sĩ, sách làm ra có các tập: "Châu tân văn
tập", "Gia phả tự lệ" và "Lâm hành tập lục".

Em là Xuân Vĩnh, cử nhân, bổ Tri huyện Thanh Chương. Có người đến
biếu bạc, cự tuyệt không nhận. Họ ép nài thời nói rằng sợ anh Bá Trinh tôi
biết. Làm quan có tiếng thanh liêm.

Dương Quang

Tự là Ôn Như, người Sơn Lãng, Hà Nội (nay thuộc Ứng Hòa, Hà Tây). Cha
là Thụy, hồi đầu Gia Long ẩn dật được tiến cử, qua bổ Tri phủ Bình Giang
rồi chuyển đi Đốc học Sơn Tây gia Thị giảng học sĩ rồi về trí sĩ.

Quang lúc trẻ chăm học, có tiếng giỏi, đỗ tường sinh, các quan to đều quí
trọng tài, nhưng chật vật mãi về trường ốc thi luôn hơn 10 khoa. Án sát
Hoàng Đình Chuyên dâng sớ cử về học, hạnh, được mời nhưng có bệnh xin
từ chối. Năm 50 tuổi thời người con là Khuê đỗ thi hương, kế đỗ tiến sĩ. Từ
đó, Quang từ tạ từ văn khoa cử, ở ẩn một nơi, lấy kinh sách dạy dỗ con em.

Quang vốn tính nhân từ, trung hậu, đối với mọi người ôn hòa, chưa từng tỏ
vẻ nóng giận. Ngày thường, giúp kẻ cùng nghèo cứu người hoạn nạn tất hết
lòng, bảo người tất bảo điều thiện; có ai giận, tranh kiện nhau thời lấy lòng
thành khẩn hiểu bảo dẫn dụ; cho nên nhiều người được cảm hóa. Từng gặp
năm đói, khuyên người làng góp của chẩn cấp, làng được nêu khen là nghĩa
hương.

Năm Quý dậu (1873), Hà thành hữu sự, trộm giặc nổi to các thành phụ
thuộc, nhiều nơi bị đánh phá, cướp bóc. Tri phủ hạt Quang ở là Phan Đức
Trạch mới tới nhậm chức, sợ thành trơ trọi không giữ được, luống cuống
không biết làm thế nào. Quang bèn khuyên làm cái kế đoàn luyện (tức là tổ
chức dân thành lập huấn luyện, ra đê bảo vệ hương thôn khi hữu sự).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.