ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 407

qua lại, người làng có việc giá thú thời đưa lễ, từ chối không đến. Có người
cầu cạnh muốn lấy thị không thuận, thường bị bức bách, thị tự vẫn muốn
chết, lại được cứu khỏi. Rồi từ đó chọn láng giềng để dạy con, mỗi khi
khuyên học lại chảy nước mắt dạy con để trọn chí người trước và nói rằng:
"Các con chăm học ta có khổ tiết cũng cam". Trong khi ngồi, thường để roi
vọt, hễ con chơi lười là bị trách đánh. Người ta cho là nghiêm mẫu; khi 2
con trưởng thành thời thị đã quá 60 tuổi. Tự Đức năm thứ 36 (1883) hữu tư
đem việc tâu lên, được nêu khen biển ngạch tiết phụ hạng bình và cho bạc
the. Sau con là Hoàng Liên, Hoàng Thông đều đỗ cử nhân, cùng nhau kế
tiếp được tờ hịch cho về phụng dưỡng thừa hoan, chân lý cho là vinh dự,
thị hưởng thọ 77 tuổi. Liên làm đến Tri phủ rồi chết. Thông hiện nay làm
Thị độc Viện Hàn lâm, sung trợ giáo Quốc Học.

Đào Thị Hiển Người tỉnh Hà Tĩnh. 16 tuổi mới hứa gả chồng, sính lễ đã đủ
chưa kịp về nhà chồng nhưng tình đã in sâu, rồi chồng bị ốm chết, thị tới
chịu tang và xin ở lại nuôi mẹ chồng. Mẹ thúc ép phải về nhà, đêm đến treo
cổ tự vẫn, người láng giềng biết cứu khỏi. Rồi từ đó qua thăm mộ chồng
rạp mình xuống đất kêu khóc, đưa về nhà mẹ, đến đêm thổ huyết chết. Kiến
Phúc năm đầu (1884) được nêu khen.

Lê Thị Nhâm

Người huyện Lễ Dương, tỉnh Quảng Nam. Tuổi trẻ đã biết khuôn phép. Lấy
chồng là Nguyễn Văn Chất đẻ 1 trai tên là Hữu Quang. Được 1 năm Văn
Chất ốm chết. Thị tuổi 20, ở góa giữ chí, phụng dưỡng bố mẹ chồng, đón
thầy dạy con, mong cố gắng thành đạt. Khi Hữu Quang thi đỗ cử nhân,
Đồng Khánh năm thứ 2 (1887), tỉnh thần đem việc tâu lên, được nêu khen
và thưởng ngân bài cùng bạc lạng.

Hữu Quang trước đây không chịu nhơ nhớp theo ngụy phỉ được thưởng thụ
hàm giáo thụ, làm Huấn đạo ở huyện Quế Sơn.

QUYỂN 45

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.