ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 68

thương xót, thì thần dân đâu chịu tiếc cái chết. Đã nhiều lần dâng sớ, chưa
thấy đổi thay. Nay lại xúc phạm những điều kiêng kỵ, xin giao cho quan tư
khâm kết thần tội chết, để chính cái tội của thần, mong thấy động đến nhà
vua!

Vua nói: Lời ngươi thống trách, đều là lỗi của trẫm vậy, sai Viện thần mật
chép để biết. Rồi chuẩn cho được thực thụ.

Năm thứ 24, Hải phòng s ở Bình Định chỉ tên tham hặc việc Nhiếp làm
không đúng, phải giáng 2 cấp đổi đi, nhân đương ốm xin ở lại chữa rồi
chết, thọ 69 tuổi.

Vua cho Nhiếp là người cương trực được việc quen thạo, vốn có công lao
tài năng, mắc tội cũng không phải là tham tang hối lộ, gia ơn cho truy phục
hàm cũ, cấp cho tiền tuất, và bắt trạm phu ở dọc đường phải hộ đưa về an
táng; lại cho Phủ doãn Thừa Thiên vâng mệnh đến tế một tuần.

Văn Nhiếp giữ tính cứng xẵng quả quyết, học vấn sâu rộng, làm quan trải
khắp trong ngoài đến 30 năm. Những chương sớ tấu nghị, viện dẫn đủ
chứng cớ, lời rất thống thiết, dẫu phạm đến điều kiêng kỵ cũng không
tránh, có phong cách của bề tôi đời xưa can ngăn vua. Khi làm Tổng đốc
Bình Phú, vua thường phái thị vệ mang cho sâm quế, lộc nhung và đem
việc cơ mật hỏi. Nhiếp gặp việc dám nói. Vua từng khen rằng: Văn Nhiếp
cùng ta vốn không phải đã quen biết cũ, nhưng lấy lòng thành thực cảm
thông nhau, hay nói những câu người ta khó nói, không thẹn tiếng trung
thực, hơn nữa có lòng liêm khiết, lấy bụng thành tín đãi người dưới, nên
nhiều người yêu mến. Sau khi chết, Phạm Ý thay chân. Vua sắc bảo ý rằng:
Chớ để Thân Văn Nhiếp một mình chuyên được tiếng hay về trước. Cứ lời
nói đó đủ biết là đã chọn sẵn rồi.

Con có 3 người: Trọng Trữ làm quan đến Tri phủ phủ Tuy An; Trọng Huề
làm Bố chính sứ ở Quảng Nam; Trọng Thuận lấy ấm sinh sung Ký lục, rồi
đỗ hương tiến. Con Trữ là Trọng Cảnh, Trọng Hốt. Trọng Cảnh cũng đỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.