ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 114

QUAN ÐIỂM HIỆN THỰC VỀ ÐỨC PHẬT
TRONG NHỮNG TẬP NIKÀYAS

Trong một quốc độ mà khuynh hướng thần thánh hóa các nhân vật rất mãnh
liệt, chúng ta phải khen các nhàTiểu thừa đầu tiên đã có thể gìn giữ được
quan điểm nhân bản của đức Phật cho đến thế kỷ thứ I hay thứ II sau khi
Ngài nhập diệt, khi các kinh điểm được xem là đã kiết tập thành hình. Các
vị Tiểu thừa diễn tả đức Phật với những lời như sau:

Bhagavà araham sammàsambuddho vijjàcaranasampanno Sugato lokavidù
anuttaro purisadammasàrathi satthà devamanussànam buddho bhagava.
Soimam lokam sadevakam samàrakam sabrahmakam
sassamanabràhmanim pajam sadevamanussam sayam abhinnà sacchikatvà
pavedeti. So dhammam desedi àdikalyànam v.v...

Ðức Thế Tôn là vị A-la-hán, chánh đẳng giác, minh hạnh túc, thiện thệ, thế
giản giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn,
Ngài biết hoàn toàn thế giới chư thiên, ma vương, sa môn, Bà-la-môn và
loài người, và sau khi biết Ngài đem giảng dạy cho mọi loài. Ngài giảng
chánh pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện (7).

Qua sự diễn tả này không có ẩn ý đức Phật là một vị siêu nhân. Theo vũ trụ
quan của Phật tử, các hàng chư thiên ở các thiên giới mà thiên giới cao nhất
là Phạm thiên giới (8), chỉ là những chúng sanh có công đức và năng lực
cao đẳng, nhưng về thành đạt tâm linh, những vị này thua các vị Thánh hay
A-la-hán; như vậy trong đoạn diễn tả này, các nhà Tiểu thừa không thần
thánh hóa hay siêu thánh hóa đức Phật. Các nhà Tiểu thừa chỉ nói rằng
Thích Ca Mâu Ni nhờ tu tập những khả năng tâm linh thanh tịnh và giản dị
trong đời Ngài và nhờ kết quả những công đức chất chứa trong nhiều đời
trước đã thành tựu được sự giải thoát siêu đẳng và đã chứng được không
những trí tuệ và năng lực hơn tất cả thiên nhơn mà còn chứng được trí tuệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.