ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 115

và năng lực cao nhất có thể chứng được. Trong tập Majjhima-Nikàya, Ngài
A Nan giải thích vì sao đức Phật chỉ được xem là siêu đẳng hơn các vị A-
la-hán, dù cả hai đều cùng đạt đến môt mục tiêu.

Ngài nói rằng không có một vị Tỳ kheo nào được xem là đầy đủ những đức
tính trong mọi phương diện như những đức tính của một đức Phật. Hơn nữa
đức Phật là vị đã khám phá ra con đường chưa được khám phá từ trước,
một vị đã biết và đã thuyết con đường ấy. Các hàng Thanh văn chỉ là những
người noi theo con đường ấy mà thôi (9).

Những đoạn trong các tập Nikàya công nhận có một quan điểm siêu thực

Trước sự diễn đạt đức Phật như vậy thật khó cho những học phái Tiểu thừa
về sau có thể xóa bỏ những nhân tính đức Phật, nếu không có một vài danh
từ trong những tập Tam tạng sớm nhất, chính những đoạn này giúp cho có
nhiều sự giải thích khác hơn. Một vài đoạn ấy được kê như sau:

1/- yo vo Ànanda mayà dhammo ca vinayo ca desito pannatto so vo mam
accayena satthà.

(Ðức Phật đã nói với Ngài A Nan trước khi Ngài nhập Niết bàn: Pháp và
Luật ta dạy sẽ là vị đạo sư cho ngươi sau khi ta chết) (10).

Pháp và Luật ở đây rõ ràng chỉ cho các giáo lý và giới luật do đức Phật
giảng dạy: điểm này cũng rõ ràng từ nơi câu chuyện của Ngài A Nan với
Gopak Moggallàna khi Ngài A Nan giải thích vì sao các vị Tỳ kheo sau khi
đức Phật nhập diệt, không thể xem là không có sự y chỉ (appatisarana).
Ngài nói rằng nay các vị Tỳ kheo có thể y chỉ nơi chánh pháp và chánh
pháp ở đây là giáo lý và giới luật (11)

2/- Bhagavato mhi putto oraso mukhato jàtodhammajo dhammanim-mito
dhammadàyàdo iti. Tam kissa hetu? Tathàgatassa h’etam ahdhivacanam.
Dhammakàyo iti pi Brahmakàyo iti pi. Dhammabhùto iti pì ti.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.