ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 124

Tập Abhisamayàlankàrakàrika và tập Pancavimsatisàhasrika-Pàramita, là
những tác phẩm quan trọng của Duy thức tông, đã định nghĩa Dharmakàya
với một ý nghĩa tương tự. Hai tập này nói rằng các pháp như Bồ đề phần,
vô lượng tâm, giải thoát, thánh quả v.v... những pháp này tác thành Nhất thế
trí (Sarvajnàtà) và Nhất thế trí tức là Dharmakàya. Chúng ta cần phải nhớ
tập Kàrikà và Prajnàpàramita dùng danh từ này khác với ý nghĩa thông
thường của các tác phẩm Ðại thừa, thật sự chúng nó nghĩa Tự thọ dụng
thân (svasambhogakàya) của các nhà hậu Duy thức.

Tập Prajnàpàramita cũng duy trì quan điểm cho rằng Dharmakàya gồm có
những pháp (dharma) và pháp cao thượng nhất theo tập này là Bát nhã Ba-
la-mật, nghĩa là trí tuệ giúp cho một người chứng được pháp không. Tập
Astasàhasrikà đặt vấn đề tôn kính xá lợi Như Lai có nhiều công đức hơn sự
tôn kính Prajnàpàramita, như bằng cách chép một bổn của tập này hay
không? Câu trả lời là những xá lợi tùy thuộc vào thân đã được
Prajnàpàramita làm cho thanh tịnh, và như vậy Bát nhã Ba-la-mật trở thành
nguồn gốc tác thành đức Ph?t, và nguồn gốc đáng được tôn kính hơn là di
sản của kết quả, tức là xá lợi, do nguồn gốc ấy tạo nên. Như vậy tôn
Prajnàpàramita được nhiều công đức hơn tôn kính xá lợi đức Phật. Tập này
thêm rằng tất cả lời dạy của đức Phật phát xuất từ Prajnàpàramita và chính
những vị dharmabhànakà (pháp sư) gìn giữ và truyền bá những lời dạy của
đức Phật; do vậy những vị dharmabhànakà cũng phải được tôn kính. Những
vị này được Pháp thân, Bát nhã Ba-la-mật che chở. Sarvajnatà (Nhất thế trí)
được thấm nhuần bởi Prajnà pàramita; từ Nhất thế trí phát sanh thân Như
Lai, những xá lợi thân này được cung kính đảnh lễ, do vậy Prajnàpàramita
đáng được tôn kính (40).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.