ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 13

THỜI KỲ THỨ HAI

(350 đến 100 trước Công nguyên): PHẬT GIÁO TIỂU THỪA HỖN HỢP

Lịch sử các sự kiện và giáo lý đạo Phật trong thời kỳ này, một thời kỳ tối
quan trọng trong lịch sử Phật giáo, vẫn chưa được biết rõ ràng và đầy đủ;
trước hết vì những tài liệu để tìm hiểu lịch trình giai đoạn này quá ít ỏi (2)
và thứ hai là chưa xác định một cách rõ ràng thời gian tính của những tài
liệu đã tìm được. Giai đoạn này chứng kiến sự phân hóa giáo hội Tăng già
thành nhiều tông phái và sự phân tán những tông phái này khắp lãnh thổ Ấn
Ðộ, mỗi tông phái phát triển riêng biệt. Sự phân hóa trong Giáo hội tuy là
một điều không hay theo quan điểm chính thống, nhưng thực trạng này
cũng chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt của các đệ tử, cố gắng xác định thế nào
là lời dạy chân chính của đức Phật. Ðây cũng là sự cố gắng để giải thích
những lời cựu giáo theo tân pháp và áp dụng chúng vào thực trạng thay đổi
của đời sống bấy giờ, do sự tiến bộ của tư tưởng trải hơn một thế kỷ đem
đến.

Sự trưởng thành của văn học Abhidhamma

Ðể theo kịp đà phát triển của tư tưởng, các cựu tông phái phải cố gắng vượt
bực để kiện toàn và giữ vững vị trí của mình. Và kết quả của sự cố gắng
này là chúng ta có văn học Abhidhamma của phái Theravàda (Thượng tọa
bộ) và phái Sarvàstivàda (Nhất thế hữu bộ). Những điểm tương đồng lớn
giữa các tập Nikaya (Àgama) (3) và tập Vinaya (Luật bộ) (4) của phái
Thượng tọa bộ và phái Nhất thế hữu bộ, và những điểm tương phản lớn
giữa văn học Abhidhamma (5) của hai tông phái này nêu rõ rằng khi các
tập Nikàya và phần lớn luận bộ được kiết tập, hai giáo phái này sống gần
nhau ở Magadha (Ma kiệt đà) hay xung quanh xứ này (6) và sử dụng chung
một tài liệu (7), trái lại trong khi kiết tập văn học Abhidhamma, chúng sống
xa nhau và phát triển văn học Abhidhamma một cách độc lập (8). Xét về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.