ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 15

Trong một bài kinh Sutta hay Suttanta có thể có từng đoạn được xem là một
Sutta (Kinh), một Geyya (Ứng tụng) (11), một Gàthà (Kệ), một Udàna (Vô
vấn tự thuyết), một Veyyàkarana (Ký thuyết), một Abbhutadhamma (Vị
tăng hữu) hay một Jàtaka (Tiền thân). Sau khi sự phân loại thành chín bộ
kinh được thành hình khá lâu, thời sự kiết tập các bộ Udàna, Itivuttaka và
Jàtaka mới xuất hiện. Sự giải thích về chín bộ kinh của Ngài Buddhaghosa
cũng nêu rõ rằng vị Luận sư này không tìm thấy những bộ phận văn học
nào tương ứng với chín bộ kinh. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là sự giải thích
của vị Luận sư về hai trong chín bộ kinh tức là Vedalla (Phương quảng) và
Abbhutadhamma (12). Vị Luận sư thú nhận không tìm thấy một tập nào
hay toàn bộ nào có thể phân loại vào hai loại trên và vị này phải ghi một số
kinh vào loại này. Dựa vào hai điểm trên để suy xét, chúng ta nghĩ đến nên
giải thích cả bảy bộ kinh còn lại cũng tương tự như hai bộ Vedalla và
Abbhutadhamma. Thay cho liệt kê toàn tập Abhidhamma vào Veyyàkarana
(13), các bài kinh, trong ấy Ngài Sàriputta, Mahàkaccàyana và đức Phật
(14) giải thích với nhiều chi tiết về Tứ đế và Bát chánh đạo, hay về giáo lý
khác của đạo Phật hay những lời dạy căn bản của đức Phật, tất cả bài kinh
kể trên nên liệt kê vào Veyyàkarana. Cũng vậy, bộ kinh Jàtaka không phải
chỉ nói đến 550 chuyện tiền thân như Luận sư Buddhaghosa đã nói, mà chỉ
cho một số câu chuyện trong các tập Nikàya khi đức Phật kể đến những
tiền thân của Ngài. Pùrvànusmrtì (Túc mạng minh) là một trong những
thắng trí (Abhijnà) của vị A-la-hán. Như vậy thật phù hợp với giáo lý
nguyên thủy khi nói đ?n các tiền thân. Nhưng dụng ý dùng các mẩu chuyện
về Túc mạng minh để làm phương tiện truyền bá đạo Phật, dụng ý này đến
sau, ít nhất là một thế kỷ nữa, từ khi đạo Phật mới thành hình. Do vậy
chúng ta phải đặt sự trước tác hay kiết tập văn học Abhidhamma và văn
học Jàtaka trong giai đoạn thứ hai (15).

Như Buddhaghosa , các nhà Luận sư Ðại thừa đã cố gắng phân loại Tam
tạng kinh điển của mình theo 12 bộ kinh - một sự phân loại được Nhất thế
hữu bộ, Ðại chúng bộ và các tông phái khác chấp nhận đặt tập
Astasàhasrikà Prajnàpàramità theo Sùtra,và đặt tập Gandavyùha,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.