ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 16

Samàdhiràja và Saddharma- pundarika (Diệu pháp liên hoa) theo
Veyyàkarana, v.v... Nhưng sự phân loại kinh điển theo 12 bộ kinh này
không phải là công trình của các nhà Ðại thừa. Chính do các vị Nhất thế
hữu bộ (16) và Ðại chúng bộ khởi xướng và được các tông phái Tiểu thừa
khác tuân theo. Ba bộ kinh được thêm là Nidàna (Duyên khởi). Avadàna
(Thí dụ) và Upadesa (Luận nghị). Burnouf giải thích Nidàna là những tác
phẩm nói đến những nguyên nhân trước khi xảy ra sự tình, nghĩa là như thế
nào Sàkyamuni thành Phật. Nguyên nhân là đức Phật đã thành tựu các hạnh
Pàramita (Ba-la-mật) và như vậy các tác phẩm hay một phần của những tác
phẩm này diễn tả sự thành tựu các hạnh Ba-la-mật được gọi là Nidàna.
Burnouf cũng nêu rõ là không có một văn học nào được gọi là Nidàna. Sự
giải thích của Burnouf được chứng minh bởi phần Nidanakathà của tập
Jàtakatthavannanà. Nhưng trong văn học Ðại thừa cũng như trong tập
Mahàva- stu, Nidàna có nghĩa là tự phần, phần này nhiều khi đề cập trước
đến vấn đề sẽ nói đến ở các đoạn sau, như trường hợp tập Mahàvastu (17).
Những đoạn đức Phật sửa soạn nhập thiền, phóng hào quang v.v..., sự xuất
hiện của đức Phật trên hoa sen v.v... trước khi giảng tập Prajnàpàramita
được gọi là Nidàna (18). Trong những bản dịch Tây Tạng của tập
Ratnakùtasùtra (Bảo tích kinh), dịa điểm diễn giảng của một kinh được gọi
là Nidàna. Theo các giải thích trên, Nidàna có thể xem là tự phần của một
tác phẩm. Nghĩa của chữ Avadàna đã rõ ràng và không cần giải thích thêm.
Chữ này gồm tất cả những mẩu chuyện tiền thân đức Phật hay những đệ tử
của Ngài, hay những đệ tử tại gia đặc biệt của Ngài và một văn học rất
phong phú được nẩy nở theo phân loại này (19). Nhưng sự giải thích danh
từ Upadesa có một vài điểm khó hiểu. Không có lý do gì để phân loại các
loại kinh Tantrà (Mật kinh) theo Upadesa vì các loại này chưa được thành
hình khi danh từ Upadesa được phổ biến. Upadesa nghĩa là giảng huấn, như
chữ Tây Tạng bab-par-bstanpahisde dịch chữ Upadesa đã chứng minh.
Trong một tác phẩm Hán văn (20), upadesa được giải thích là những bài đề
cập đến những pháp tế nhị và bí mật. Như vậy chữ này, về sau được hiểu
theo nghĩa bí mật, như tập Abhisamayalankàra kàrikà đôi khi được gọi là
Prajnàpàramitopadesasàstra (21).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.