ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 18

Upekkhà là 2 pháp trong 4 vô lượng tâm và phải được các vị A-la-hán thực
hành triệt để, và Sacca có thể bỏ vào Sìla (Giới). Trong hai pháp còn lại,
Adhitthàna là phát nguyện (như Sumedha phát nguyện thành Phật) và cố
gắng thực hành cho kỳ được pháp này tương đương với pháp Pranidhàna
của Ðại thừa (25). Nekkhamma (Ly dục Ba-la-mật) nghĩa là thoát ly thế
tục, đặc biệt được Thượng tọa bộ nhấn mạnh, và hạnh này thật sự là một
đặc điểm của giáo lý Thượng tọa bộ, còn Ðại chúng bộ và Nhất thế hữu bộ
thời ít đả động đến. Các nhà Ðại thừa cũng dành một địa vị đặc biệt cho
Nekkhamma, nhưng không bắt buộc mọi người đều phải thoát ly thế tục để
được hưởng những đặc ân của tôn giáo.

Một trong những nguyên nhân chính của ba thái độ khác nhau của ba tông
phái đối với vấn đề Ba-la-mật là Thượng tọa bộ bác hẳn quan niệm một cá
nhân có thể phát nguyện thành Phật, còn hai tông phái kia vẫn xem sự phát
nguyện thành Phật có thể thành tựu được, dầu là một việc làm rất khó khăn.
Trong tập Divyàvadàna (26) có những đoạn nói đến sau thời thuyết pháp
của đức Phật, có chúng sanh nhận chân được sự thật, có chúng sanh chứng
được một trong bốn quả thánh, có chúng sanh phát nguyện chứng Thanh
văn quả hay Duyên giác quả và có chúng sanh chứng được Vô thượng
chánh đẳng chánh giác (Anuttara-samyaksambodhi). Ðoạn này cho chúng
ta thấy Nhất thế hữu bộ (bộ phái của tập Divyàvadàna) không bảo thủ như
Thượng tọa bộ. Ðại chúng bộ như đã được biết là học phái đầu tiên đã chấp
nhận sự thay đổi quan điểm này. Tông phái này là tông phái tiên phong của
Ðại thừa và tự nhiên các hạnh Ba-la-mật trở thành giáo lý của học phái này.
Như vậy, sự chấp nhận và sự hệ thống hóa các hạnh Ba-la-mật chính do Ðại
chúng bộ hay Nhất thế hữu bộ khởi xướng và sau cùng được phái Thượng
tọa bộ chấp nhận với một vài sửa đổi cần thiết.

Liên hệ mật thiết với các hạnh Ba-la-mật là các Jàtaka (Bổn sanh) và
Avadàna (thí dụ) và kết quả là các điêu khắc ở Bharaut và Sanchi. Cả ba
học phái đều tận lực tuyên truyền và nay cũng chưa rõ học phái nào là cha
đẻ tinh thần cho các kiến trúc bằng đávĩ đại ấy. Nhiều học giả (27) cố gắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.