ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 222

rơi vào sự si mê của một trong hai cực đoan. Nếu chúng ta chấp nhận, như
một số Tiểu thừa chủ trương, rằng sự vật (nghĩa là các pháp tác thành một
chúng sanh) là không do nhân duyên chi phối, thời bốn Thánh đế bị phủ
nhận, vì làm sao có sự thật thứ nhất, Khổ đế, nếu sự vật hiện hữu không do
nhân duyên (apratìtya).

Giáo pháp đức Phật được dạy theo hai cách. Nàgàrjuna, như vậy xác nhận
sùnyatà không phải nàstika (đoạn diệt), cũng không phải abhàva (không
hiện hữu), mà là một chữ có ý nghĩa sự hiện hữu tương đối của sự vật. Ngài
nói rằng các nhà Tiểu thừa quá chú trọng nghiên cứu kinh điển, đã hiểu lầm
ý nghĩa chữ sùnyatà mà không hiểu đức Phật giảng dạy chánh pháp theo
hai cách, tục đế và chân đế hay kinh nghiệm và siêu kinh nghiệm.Ngài
Nàgàrjùna đã nói như sau:

Dve satye samupàsritya buddhànàm dharmade sanà, Lokasamvrtisatyam ca
satyam ca paramàrthatah (M.Vr; tr.492).

(Lời dạy của đức Phật dựa trên hai sự thật, sự thật theo tục đến và sự thật
theo chân đế).

Samvrti (Tục đế)

Nàgàrjùna cũng như Sàntideva nói rằng các chữ thường dùng như skandha
(uẩn), àtman (linh hồn), loka (thế gian) v.v... bị bao trùm (sàmvrta) tất cả
các phía nên gọi là Tục. Danh từ Samvrti có ba nghĩa sai biệt như sau:

1) Samvrti giống như vô minh, vì bao trùm hoàn toàn sự thật, hay nói một
cách khác, nó đồng nhất với avidyà (vô minh). Giải thích điểm này,
Prajnàkaramati, nhà chú thích tập Bodhicariyàvatàra, nói rằng vô minh
chồng một hình thức lên trên một vật không thật có và như vậy tạo thành
một chướng ngại cho một quan niệm đúng đắn về chân lý. Ðể ủng hộ lời
tuyên bố của mình, Ngài trích một câu kệ từ kinh Sàlistambasù tra, bài kệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.