nói rằng vô minh không gì khác là sự không chứng đạt (apratipatti) sự thật,
và sự tin những gì giả dối.
2) Samvrti bao hàm nghĩa một vật phải tùy thuộc một vật khác để hiện hữu,
nghĩa là bị nhân duyên chi phối, vì một sự vật thật sự tự mình hiện hữu thời
không cần sanh diệt hay bất kỳ sự thay đổi gì; vì vậy phàm sự vật bị nhân
duyên chi phối là samvrta.
3) Samvrti nói đến những dấu hiệu hay danh từ thường dùng ở đời, nghĩa là
được số đông chấp nhận và dựa trên cảm thọ trực tiếp. Sàntideva muốn nêu
rõ sắc, thanh,v.v... không được xem là thật có, vì được cảm thọ trực tiếp
một cách giống nhau bởi tất cả mọi người. Sự hiện hữu của chúng được xác
nhận bởi những bằng chứng và những bằng chứng này chỉ có giá trị trong
phạm vi tục đế chứ không phải trong phạm vi chân đế. Nếu những gì giác
quan cảm thọ là đúng sự thật, thời một người ngu biết được sự thật và
không cần phải tinh tấn để chứng ngộ sự thật. Ðể ủng họ lời tuyên bố của
mình, Ngài kể ví dụ thân của một người đàn bà, dù cho thật bất tịnh theo
nghĩa cao nhất của nó, vẫn được xem là thanh tịnh đối với một người bị
tham ái làm say đắm; do vậy, một sự kiện không thể được thiết lập chỉ do
kinh nghiệm mà thôi.
Người ta có thể cãi, là những danh từ như dhàtu (giới), àyatana (xứ) v.v...
được tìm thấy trong kinh điển, chúng thật có. Vả lại, nếu chúng không thật
có, thời bậc Ðạo sư đáng lẽ không nói đến chúng là vô thường, bị biến hoại
v.v... Sàntideva giải thích rằng bậc Ðạo sư dùng những danh từ ấy như
những phương tiện để dắt dẫn loài người đang còn chấp nặng sự vật là thật
có đến quan niệm sùnyatà, nghĩa là sự vật không thật có. Tất cả những gì
đức Phật nói về uẩn, xứ, giới v.v... hay sự vô thường của chúng là nói về tục
đế, chứ không phải chân đế, do vậy sự hiện hữu của các dhàtu và àyatana
thật sự không được thành lập. Nếu chúng ta chấp nhận mọi sự vật kinh
nghiệm được là không thật có, thời chúng ta nói thế nào về sự kinh nghiệm
tánh ksanikatva (sát-na-tánh), về pudgala (ngã) mà những vị tu hành đã tu