HAI LOẠI TỤC ÐẾ
Những điều vừa nói trên thuộc về loka-samvrti (thế gian tục đế), nghĩa là
những sự thật chỉ có giá trị trong thế giới tục lệ mà một số đông đã chấp
nhận. Tuy vậy lại còn có một sự thật khác cần phải phân biệt, đó là
Alokasamvrti, những sự thật không được số đông chấp nhận. Những kinh
nghiệm của một người có mắt đau yếu hay có sự hư hỏng của một giác
quan nào là đặc biệt cho người ấy chứ không phải đúng cho tất cả. Những
kinh nghiệm ấy cần phải gọi là Alokasamvrti (tục đế) nhưng không chung
cho tất cả.
Sàntideva gọi hai loại Tục đế ấy là Tathyasamvrti và Mithyasmavrti, và
phân biệt chúng như sau; (Bodhic; tr.353): Tathyasamvrti nói đến sự vật
phát sanh từ một nguyên nhân (kincit pratìtyajàtam) và được cảm thọ, nhận
thức giống nhau bởi những người có giác quan lành mạnh, ví như màu
xanh v.v... Mithyàsamvrti nói đến những sự vật và những lời tuyên bố chỉ
cho những cá nhân chấp nhận, chứ không phải tất cả, dù cho chúng do nhân
duyên sanh khởi. Chúng giống như sự vật cảm thọ bởi những người có giác
quan bị đau yếu tật nguyền.
Paramàrthasatya (Chơn đế)
Sự thật của những bậc thánh, những vị đã thấy sự vật một cách chân thật,
rất khác với hai sự thật tục đến vừa đề cập đến. Nàgàrjuna nói rằng sự thật
này, Paramàrthasatya giống với Niết bàn, không chấp nhận một sự sai khác
nào giữa chủ thể và đối tượng. Sự thật này bất sanh, bất diệt, và như vậy
không phải là một đối tượng để tâm trí chấp thủ. Lời nói không thể diễn tả
được và trí thức không thể biết được. Do vậy sự thật cao nhất không thể
diễn tả và chỉ có thể tự chứng ngộ nội tâm. Sự thật này không thể thành một
vấn đề để giảng dạy và do vậy không thể dạy cho một người khác.
Sàntideva giải thích sự thật này (tattva hay paramàrthasatya) là vượt ngoài