ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 227

tượng sai khác, còn người tu hành đã biết chơn đế, không để ý gì đến
chúng. Tóm lại, chân đế không gì khác hơn là sự chứng ngộ tánh chất
mộng tưởng và vọng âm của Tục đế.

Nếu tánh Chân đế là bất khả tư nghì và Tục đế là không thực có như ảo
mộng hay vọng âm, như Nàgàrjuna và Sàntideva đã khuyên, thời một nhà
Tiểu thừa có thể hỏi vậy cần gì phải thuyết giảng những đề tài như uẩn, súc,
giới, duyên khởi v.v.... chỉ thuộc Tục đế chứ không phải Chân đế. Câu trả
lời như sau:

Vyavahàram anàsritya paramàrtho na désyate paramàrtham anàgamya
nìrvànam nàdhigamyate (M.Vr; tr.404; Bhdhic, tr.365)

(Chân đế không thể giảng dạy nếu không dùng đến Tục đế, và Niết bàn
không thể chứng đạt nếu không chứng được Chân đế).

Nói một cách khác, Chân đế không thể đưa thẳng cho một tâm trí nhận hiểu
được, nếu tâm trí ấy không vượt khởi sự phân biệt thông thường giữa chủ
thể và đối tượng, giữa người biết và sự biết. Do vậy Chân đế cần phải được
giảng dạy nhờ Tục đế; và chỉ có cách dạy như vậy mới mong vượt khỏi
những giới hạn thế gian và chứng đạt Niết bàn. Chính vì lý do này mà các
nhà Ðại thừa không thể không dùng những vấn đề Tục đế như giới, uẩn xứ,
Thánh đế, Duyên khởi: chúng giống như những bình nước đối với người
tìm nước.

Lý do thứ hai khiến các nhà Ðại thừa không từ bỏ những vấn đề Tục đế là
Chân đế không thể giảng dạy cho người khác bởi hình tướng hay hình dung
từ, nhưng vẫn phải giảng dạy. Do vậy, phương tiện độc nhất phải dùng là sự
phủ nhận các vấn đề Tục đế. Vì Chân đế là agocara (ra ngoài sự nhận thức
của buddhi, hiểu biết), avisaya (ra ngoài giới vức của kiến thức),
sarvaprapancavinìrmukta (ra ngoài khả năng diễn tả với các chi tiết).
Kalpanàsamatikrànta (vượt ngoài mọi hình thức có thể tưởng tượng, như
hiện hữu hay không hiện hữu, chơn thật hay không chơn thật, lạc hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.