ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 220

không thể có vọng tưởng nào (prapanca) về "sắc đẹp cô con gái của một
người đàn bà không thể sanh đẻ" và nhờ vậy không thêu dệt màng lưới
tưởng tượng (kalpanà = kế đạc) xung quanh người con gái ấy. Cũng vậy,
một vị Ðại thừa không còn mệt tâm với quan niệm "ngã" và "ngã sở",
những căn rễ của satkàyadrsti (thân kiến), cũng như không mệt trí về một
nguyên nhân nguồn gốc các phiền não. Nếu một người hiểu các klesa
(phiền não) không phát sanh, người ấy sẽ không có ý tưởng gì về thiện hay
ác nghiệp và luôn cả về sanh, già, bịnh và chết. Do vậy, những vị tu hành
an trú trong sùnyatà không chấp nhận một uẩn, giới, xứ v.v... thật có nào, và
do vậy những vị này không có papanca (hý luận), vikalpa (vọng tưởng),
satkàyadrsti (thân kiến), klesa, karma hay mrtyu (chết). Như vậy, ngộ được
lý Sùnyatà sẽ hoàn toàn đoạn diệt tất cả luận và do vậy chứng ngộ Sùnyatà
và chứng ngộ Niết bàn được xem là một (M.Vr; tr.350-1).

Sùnyatà không phải là nàsstitva (đoạn diệt) cũng không phải là abhàva

Sau khi bàn mục đích thuyết pháp về sùnyatà, Nàgàrjuna liền giải thích
sùnyatà bằng cách nêu rõ các đặc tướng (laksana) như sau:

1) Sùnyatà là aparapratyaya (nghĩa là không thể người này dạy người
khác). Sự thật chỉ có thể tự mình chứng ngộ nội tâm (pratyàtmavedya),
không thể nghe một vị Thánh giảng dạy mà hiểu được. Vị này chỉ có thể
nói về sự thật nhờ những samàropa.

2) Sunyatà là sànta (an tịnh), đặc tánh là lắng dịu, không bị sanh diệt chi
phối.

3) Sùnyatà là prapancairaprapancitam (nghĩa là không thể nghĩ nghì). Chữ
prapanca dù nghĩa là lời nói (vàk). Không thể dùng lời để tả Sùnyatà.

4) Sùnyatà là nivirkalpa (không thể giải ngộ, không thể quan niệm).
Vikalpa là quan niệm, vọng tưởng. Như vậy, Sùnyatà vượt ngoài vọng
tưởng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.