các nhân và duyên đi trước, gọi là Dukkha (khổ), vì chúng tạo ra đau khổ,
vì chịu sự thay đổi. Chỉ có các bậc Thánh (tức các vị A-la-hán) mới chứng
ngộ năm uẩn là nguồn gốc của khổ đau, chứ không phải người phàm. Vì
những người này bị bốn sự điên đảo (vipàryàsas) chi phối, tức là xem vật
bất tịnh là tịnh, vô thường là thường, đau khổ là lạc, vô ngã là ngã. Người
phàm như những người bệnh, xem vật ngọt như đắng. Một vị chưa là A-la-
hán không biết năm thủ uẩn là nguồn khổ. Vì vậy các sự thật này được gọi
là Thánh đế, nghĩa là sự thật chỉ có bậc Thánh mới hiểu. Nếu mọi vật là
Sùnya, thời không thể có Thánh đế thứ nhất là Dukkha, và tiếp đến không
có Samudaya (Tập), Nirodha (Diệt), hay Màrga (Ðạo). Nếu 4 Thánh đế
không có, thời không thể có Chánh tri kiến, tinh tấn, chứng ngộ bốn Thánh
quả hay những vị hưởng Thánh quả, Tăng già, Dharma, cho đến không có
Phật. Sự chấp nhận lý Sùnyatà đi ngược l?i sự hiện hữu của ba Ratna (Bảo)
và sự thật của tất cả thiện ác."
Lý luận của Ngài Long Thọ chống với những chỉ trích trên
Ngài Nàgàrjuna thương hại đối phương của mình đã không nắm được ý
nghĩa của Sùnyatà hay mục đích của thuyết Sùnyatà và đã có những tưởng
tượng sai lầm. Ngài nói, mục đích dạy giáo lý Sùnyatà là để diệt tận tất cả
prapanca (vọng tưởng), nghĩa là xem nhất tánh thành đa tánh. Quan điểm
đối phương xem chứng ngộ moksa(giải thoát) nhờ đoạn diệt các nghiệp
(karma) và phiền não (kllsa), là sai lầm. Một sự kiện được mọi người biết là
người phàm không hết được thực tánh sự vật. Chúng tạo thành rùpa (sắc)
v.v... khiến tham, sân, si, hiện hữu. Từ lời tuyên bố này và cũng từ các
sùtras (kinh điển), sankalpa (vọng tưởng) rõ ràng là nguồn gốc của chúng,
và do vậy karma và klesa chỉ là kết quả những vọng tưởng và không thật
có. Chúng phát sanh do prapanca (vọng tưởng) chi phối mạnh tâm thức của
một phàm phu. Người này từ vô thủy đã quen với những hành động và sự
vật sai biệt như lời và lỗ, lạc và khổ, hành động và người hành động, sự biết
và người biết, v.v... Tất cả vọng tưởng thế gian này sẽ dừng nghỉ khi chứng
ngộ không tánh của sự vật mà thường được xem là thật có. Như một người