Abhidharmakosa (VI, tr.34) và phần lớn như chúng ta sẽ thấy sau, ủng hộ
những đoạn văn của tác phẩm Pàli.
Trong văn học Ðại thừa, rất ít có tác phẩm đặc biệt nói đến những thứ bậc
tu hành, nhưng có rất nhiều đoạn văn đề cập một cách ngẫu nhiên những
giai đoạn tiến triển tâm linh trong những tác phẩm phần lớn nói đến những
Bhùmi (Ðịa). Tác phẩm quan hệ nhất và rõ ràng nhất là tập
Dasabhùmikàsàstra (Thập địa kinh luận), một trong chín tác phẩm kinh
điển được Phật giáo Nepal công nhận. Các tác phẩm quan trọng thứ hai là
quyển Bodhisattabhùmi và Madhyamakàvatàra, cả hai đều theo tập
Dasabhùmikàsàstra với một vài sai khác nho nhỏ. Về những tác phẩm đề
cập đến các Bhùmi một cách gián tiếp, chúng ta nói đến các tập
Lankàvatàra, Sùtràlankàra và những tác phẩm tương tự. Tập Prajnàpàramità
(Bách thiên tụng và Nhị vạn ngũ bách thiên tụng) để một chương hoàn toàn
nói đến các bhùmi nhưng cũng không quên tuyên bố về phương diện Ðệ
nhất nghĩa đế, các Ðịa này cũng không thật có và chỉ thuộc Tục đế. Tập
Nhị vạn ngũ bách thiên tụng có một đặc tánh riêng. Khi nói đến các phương
pháp tu hành mà một vị Bồ-tát phải tu tập theo Prajnàpàramità (Bát nhã Ba-
la-mật), có đề cập đến nhiều quả chứng bằng cách dùng nhiều danh từ phổ
thông giữa các nhà Tiểu thừa như Kulankula (Hữu thượng phẩm),
Ekavìcika (Ðoạn nhất quan), Sotàpanna (Dự lưu).
Tập Satasàhasrikà (Bách thiên tụng) nói đến một danh sách mười Ðịa tiểu
thừa, không thấy dùng trong các tác phẩm Pàli. Các địa ấy như sau:
Suklavipasyanà hay vidarsanà bhùmi (Càn huệ địa), Gotrabhùmi (Tánh
địa), Astamakabhùmi (Bát nhân địa), Darsanabhùmi (Kiến địa), Tanubhùmi
(Bạc địa), Vìtaràgabhùmi (Ly dục địa); Krtàvìbhùmi (Dĩ biện địa).
Pratyekabuddhabhùmi (Chi phật địa), Bodhisattvabhùmi (Bồ-tát địa) và
Buddhabhùmi (Phật địa). Những danh từ nêu rõ những thứ bậc chứng đạt
được. Hai địa đầu nói đến Tiền dự lưu. Ðịa thứ ba, thứ tư nói đến Dự lưu
đạo và Dự lưu quả, nghĩa là khi người tu hành còn trong Darsanamàrga
(Kiến đạo vị). Ðịa thứ năm nói đến Sakadàgàmi (Nhất lai), trong ấy ràga,