dvesa và moha (tham, sân, si) được giảm thiểu tối đa (tanutva). Ðịa thứ sáu
nói đến Bất lai, khi ba phiền não trên được trừ diệt hoàn toàn. Ðịa thứ bảy
nói đến giai đoạn A-la-hán, khi người tu hành đã làm những gì phải làm, do
vậy một vị A-la-hán còn được xem là vị đã làm những việc phải làm (Sở
tác dĩ biện: Krta Krtya). Ðịa thứ 8, thứ 9 và thứ 10, nghĩa đã tự rõ không
cần phải giải thích.
Chúng ta cần phải để ý, các địa trong các tập Bát nhã Ba-la-mật giản dị hơn
tập Dasabhùmikasùtra và rất có thể đại diện cho một giai đoạn trong lịch
trình tiến hóa của quan niệm Bhùmi, đứng giữa tập Mahàvastu và
Dasabhùmikasùtra. Ðoạn văn nói về Bhùmi trong tập Mahàvastu hình như
là sớm nhất, các tên được dùng chưa được mọi người chấp thuận. Từ những
danh từ được trong tập Bodhisattavabhùmi, hình như các tác giả viết về
Bhùmi xem tập này như là một biệt tài văn chương đã tạo ra những danh từ
nêu rõ những đặc tánh một vị Bồ-tát đã chứng được trong một giai đoạn
đặc biệt. Ðoạn văn diễn tả các địa trong tập Mahàvastu rất sơ lược và
không chứa những chi tiết quan hệ và cần thiết theo quan điểm Ðại thừa.
Trái lại, tập này có đề cập đến những giới cấm luật tạng mà một vị Bồ-tát
cần phải gìn giữ, nếu không thì không thể tiến bộ và đưa đến sa đọa vào
giai đoạn thấp kém hơn. Trong những đoạn nói đến ba địa đầu có tìm thấy
một vài dấu tích diễn tả trong tập Dasabhùmikasùtra, nhưng trong bảy địa
kế tiếp, nhất là trong bốn địa sau, thật không có gì đặc biệt trừ những tên
các đức Phật và các vị Bồ-tát đã chứng ngộ các thứ bậc ấy. Như vậy rõ ràng
tác giả Mahàvastu còn có một quan niệm rất mơ hồ về bhùmi, vị này muốn
điền vào các khoảng trống những đời sống ly kỳ của các vị Bồ-tát và những
tên tưởng tượng của các đức Phật.
Ðể tiện so sánh giữa các giai đoạn Tiểu thừa và Ðại thừa, chúng ta sẽ theo
tập Dasabhùmikasùtra, và nêu rõ trong nhiều chỗ, những đoạn dị đồng với
tập Bokhisattvàbhùmi và Madhymakàvatàra, và chú thích thêm những đoạn
văn ở tập Mahàvastu và Prajnàpàramità. Trong những giai đoạn Tiểu thừa,