ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 242

CHƯƠNG BỐN - NHỮNG GIAI
ÐOẠN TRÊN CON ÐƯỜNG TIẾN
TRIỂN TÂM LINH

Sự sai biệt giữa Tiểu thừa và Ðại thừa, như đã được xem, xoay xung quanh
quan điểm đệ nhất nghĩa đế. Theo Tiểu thừa, đệ nhất nghĩa đế là Pudgala-
sùnyatà (Nhân không), còn theo Ðại thừa, thì cả Pudgalasùnyatà và
Dharma-sùnyatà (Pháp không). Sự sai khác này cũng rất rõ ràng trong
những giai đoạn trên con đường tu hành do hai học phái này vạch ra. Các
nhà Tiểu thừa công nhận có bốn giai đoạn gọi là Sotàpatti (Dự lưu),
Sakadàgàmi (Nhất lai), Anàgàmi (Bất lai) và Arahatta (A-la-hán) và nêu rõ
những quả chứng một người tu hành thành đạt, khi đi từ giai đoạn này đến
giai đoạn khác, và cuối cùng chứng được toàn tri mà theo các nhà Tiểu thừa
giống với toàn tri của chư Phật. Các nhà Ðại thừa cũng vậy, công nhận có
10 giai đoạn (theo Bzdohisattvabhùmi, Bồ-tát địa) trên con đường tiến triển
tâm linh, mà một vị Bồ-tát phải trải qua để giải thoát hoàn toàn và thành
Phật.

Vì các nhà Ðại thừa chủ trương phải quán Dharmasùnyatà mới giác ngộ
hoàn toàn và quán Pudgalasùnyatà sẽ đưa người tu hành đến những quả
chứng cao hơn và cuối cùng chứng được Pháp không. Vì vậy các nhà Ðại
thừa chia những giai đoạn tu hành của mình thành hai phần. Phần đầu gồm
có sáu địa đưa người tu hành chứng được Nhân không. Phần thứ hai, gồm
bốn địa sau giúp chứng được Bồ đề cứu cánh tức là Pháp không hay Pháp
bình đẳng tánh (Dharmasamatà). Như vậy, phần đầu thỏa mãn chí nguyện
của vị Tiểu thừa và tương đương với 4 giai đoạn tu hành Tiểu thừa, còn
phần thứ hai vượt ngoài tầm các nhà Tiểu thừa vì các vị này không chấp
nhận Dharmasamatà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.