ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 240

Từ những biện luận tóm tắt kể trên, chúng ta thấy rõ Paramàrtha của các
nhà Trung quán và Parinispanna của các nhà Duy thức nêu rõ sự thật theo
quan điểm của những vị này. Chấp nhận sự thật này là sự thật độc nhất, các
vị này loại tất cả các pháp khác vào trong thế giới không thật có, gọi chúng
là Samvrti hay Parikalpita, nhưng vẫn xem các pháp Tục đế sanh diệt do
các nhân duyên chi phối. Nói một cách khác, các pháp Tục đế chịu sự chi
phối của định luật nhân quả, luật pratìtyasamutpàda của các Phật tử nói
chung và paratantra của phái Duy thức nói riêng.

Các nhà Tiểu thừa cũng dùng chung những danh từ với các nhà Ðại thừa,
và các vị này xem Thánh đế của mình là sự thật độc nhất, Paramattha (chơn
đế), còn ngoài ra thuộc về Sammuti hay Tục đế. Nói tóm lại, sự thật của
chúng, vì là vô ngã, sự không hiện hữu của một thực chất gì trong những sự
vật ở đời, và những gì vô ngã là vô thường và đau khổ. Ngài Buddhaghosa
nêu rõ sự khác biệt, nói rằng các đức Phật dùng hai loại ngôn ngữ, giả danh
và thực danh. Những danh từ như satta (hữu tình), puggala (nhân), deva
(thiên) v.v... gọi là giả danh. Còn những danh từ như anicca (vô thường),
dukkha (khổ), antta (vô ngã), khandha (uẩn), dhàtu (giới), àyatana (xứ),
satipatthàna (niệm xứ) và sammappadhàna (chánh cần) được dùng trong
nghĩa chân thực của chúng. Ngài Nàgasena giải thích rằng khi đức Phật
nói: "Ta sẽ hướng dẫn Sangha hay Sangha tùy thuộc nơi Ta", đức Phật dùng
hai danh từ Ta và nơi Ta" theo nghĩa giả danh chứ không phải là thực nghĩa.
Ledi Sadaw giải thích Sammuti-sacca (Tục đế) như những lời tuyên bố mà
sự ứng dụng phổ thông xem là thực và chống với những gì "mâu thuẫn và
không trung thực trong lời nói". Còn Paramatthasacca là những gì xứng
hợp với bản tánh của sự vật và không tùy thuộc vào ý kiến hay sự ứng
dụng. Như một ví dụ, Ngài nêu rõ khi nói rằng: "Có một linh hồn", lời nói
này đứng về tục đế thì đúng còn đứng về chân đế thì sai, vì theo chân đế,
không có linh hồn nào cả. Chân đế là sự thật đúng đắn trong mọi trường
hợp và hoàn cảnh, và không tùy thuộc giá trị của mình vào sự ứng dụng
hay ý kiến phổ thông. Chủ trương của các vị Tiểu thừa là một danh từ được
gán cho những pháp hữu vi; danh từ ấy thuộc về tục đế. Ví dụ như khi các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.