tưởng tượng (parikalpita). Thứ hai, sự không hiện hữu là sự khiếm diện bất
cứ hình thức nào của sự sống mà chúng ta có thể tưởng tượng được
(paratantra). Thứ ba, cái gì tự tánh là không hiện hữu (parinispanna) (Sùtrà.
Tr.94-5). Tập Vijnaptimàtràsiddhi (Thành Duy thức) (tr. 39-42) giải thích
điểm này và nói rằng tánh abhàva có ba loại:
(I) Laksananihsvabhàvatà (sự không hiện hữu các tướng thường được xem
là gán cho một sự vật và do vậy chính sự vật ấy nghĩa là parikalpita, (II)
Utpattinihsvabhàvatà (sự không hiện hữu của một sự vật khi nhìn về căn
bản sanh khởi, nghĩa là paratan trà); và (III) Paramàrthanihsvabhàvàtà (sự
không hiện hữu của một vật theo nghĩa cao nhất, tức là parinispanna).
A- Parikalpita (Biến kế sở chấp)
Sthiramati, khi sớ giải tập Siddhi, nói rằng sự thật thứ nhất, Parikalpita nói
đến sự không hiện hữu của sự vật bởi những đặc tánh hay tướng. Một vật
không thể quan niệm là hiện hữu, nếu không được một số đặc tướng gán
vào. Tướng ấy là hình sắc nếu gán cho một vật, hay là tướng khổ, lạc v.v...
nếu gán cho một cảm thọ. Sự vật vô cùng mà loài người tưởng tượng, kể cả
các Pháp thuộc về một đức Phật, chỉ có hiện hữu trong tưởng tượng của con
người; do vậy chúng là Parikalpita (biến kế sở chấp), nghĩa là không có gì
liên hệ đến sự thật. Tập Lankàvatara (tr.67) nói đời sống parikalpita được
biết nhờ các tướng (nimitta) và được giải thích như sau: Mọi sự vật duyên
khởi được biết nhờ các tướng (nimitta) và tánh (laksana) của chúng. Sự vật
có nimitta và laksana thuộc hai loại. Sự vật chỉ nhờ nimitta mà biết, nói đến
sự vật một cách tổng quát, nội và ngoại; còn sự vật nhờ cả nimitta-laksana
mà biết nói đến sự hiểu biết các đặc tướng và tánh phát sanh của sự vật nội
và ngoại. Asanga phân biệt parikalpita có ba loại: (I) căn bản (nimittà hay
àlambàna) của một tư tưởng, (II) cảm giác về thức (vàsanà= tập khí) để lại
trên tâm trí, (III) đặt tên (arthakhyàti) sau khi những cảm giác ấy được xem
là thật có.
B- Paratantra (Y tha khởi)