ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 236

nói đến các nhà Tiểu thừa như những vị chỉ nắm giữ hiển giáo của đ?c Phật
chứ không phải mật giáo; tự bằng lòng xác nhận sự sanh khởi của sự vật
mà thôi, chứ không tìm hỏi tánh bất sanh căn bản. Chúng bị khổ cực dưới
vọng tưởng (parikalpanà), xem ba giới là thật có, ước định sự sai biệt giữa
chủ thể và đối tượng, tự chấp nhận sự hiện hữu của uẩn, xứ, giới, tâm
(citta), nhân duyên (hetupratyaya), hoạt động (kriyàyoga), sanh (utpàda),
trú (sthiti), diệt (bhaga) v.v... Tập Lankàvatàra đề cập lý Duyên khởi, nói
rằng chính nhờ hiểu được sự vật phát sinh do nhân và duyên mà đoạn trừ
được vọng tưởng xem sự vật không hiện hữu là hiện hữu, xem sự vật phát
sanh từ từ hay đột khởi. Rồi tập ấy giải thích như thường lệ rằng lý Duyên
khởi xảy ra theo hai cách, nội và ngoại. Như một đồ gốm, bơ, cây con v.v...
phát sanh do ngoại nhân và ngoại duyên, còn vô minh, ái, nghiệp v.v... phát
sanh do nội nhân và nội duyên. Như vậy, theo các nhà Duy thức, Tứ đế và
lý Duyên khởi thuộc về giới vức parikalpanà (vọng tưởng) chứ không phải
sự thật.

Phái Duy thức nói đến ba sự thật, phái Trung quán chỉ nói hai

Chúng ta cần phải nhớ, dù phái Duy thức bị phái Trung quán (M, Vr.
Tr.523) chỉ trích nhiều về lý thuyết thức thứ tám, gọi là Àlaya vijnàna (A
lại da thức), cả hai học phái đều đồng ý xem mọi sự vật là không thật có,
bất sanh bất diệt, chân đế không thể tuyên bố, đồng nhất với như thực tánh
và không thay đổi, đầy đủ tướng anàyùha và niryùha (bất thủ, bất xả) và
vượt ngoài mọi khả năng tưởng tượng (Tathàtvam ananyathàtvam tattvam
ànyùhaniryùhalaksanam sarvaprapancopasamam (Lankà, tr.196). Những
đoạn văn như thế này có thể trích dẫn rất nhiều từ các tác phẩm Duy thức
tôn để nêu rõ quan điểm các nhà Duy thức về chân lý, trừ thuyết A lại da
thức, đều giống quan điểm các nhà Trung quán. Các vị này cùng với các
nhà Trung quán chấp nhận rằng từ đời vô thủy, tâm trí bị si mê chi phối đã
gán sự hiện hữu (sat) cho sự vật không hiện hữu (asat) và các nhà Tiểu thừa
không thể nào đoạn trừ 4 điên đảo tưởng, vì các vị này chỉ biết quán
Pudgalanimitta (nhân tướng), chứ không phải sarva dharmanimitta (nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.