không thật có, và do vậy không thể có sanh, diệt, biến đổi. Cho nên một vị
Bồ-tát cần phải không bận tâm về quan niệm samudaya của sự vật.
Thế nào là Hirodhasatyàvavàda? Một vị Bồ-tát phải biết sùnyatà không
sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không
phải quá khứ, hiện tại hay vị lai. Do vậy trong Sùnyatà, không thể có rùpa,
vedanà v.v... không thể có Dukkha, samudaya v.v..., cũng không thể có
srotàpanna (Dự lưu),sakrdàgàmi (Nhất lai) hay đức Phật. Như vậy gọi là
Nirodhàsatyàvavàda. Lời tuyên bố này có chủ đích nêu rõ Nirodha không
phải gì khác ngoài sự chứng ngộ chân tánh của Sùnyatà.
Với lý luận như vậy, tập Prajnàpàramità muốn nêu rõ sự thật là Sùnyatà,
nghĩa là sự không hiện hữu của sự vật, được xem là có ở đời, và như vậy có
thể xem là sự thật thứ ba, Diệt đế. Còn Dukkha có nghĩa là nghĩ tự ngã có
liên hệ cách này hay cách khác với sự vật giả danh. Samudaya có nghĩa là
tin sự vật thật có sanh. Còn màrga thời không có vị trí trong sự giải thích
aryasatyà và tập Prajnàpàramità bỏ quên màrga.
Sự hiểu lầm của các vị A-la-hán
Ngài Nàgàrjuna, như chúng ta đã thấy trích dẫn trong các tập Ðại thừa để
chứng minh các vị A-la-hán còn bị chi phối bởi nhiều hiểu lầm. Trong 4
điên đảo tưởng (viparyàya), các vị này chưa giải thoát được pháp thứ tư,
nghĩa là thấy có ngã trong sự vật vô ngã, xem sự vật không thật có là thật
có. Những lời tuyên bố này của Nàgàrjuna hay các tập Ðại thừa về các nhà
Tiểu thừa là nhắm đến không tánh của mọi pháp (Dharma Sùnyatà= Pháp
không), chứ không phải chỉ các pháp hữu vi mà Tiểu thừa bận tâm
(pudgalasùnyatà= nhân không). Nàgàrjuna chấm dứt bài thuyết pháp của
mình với sự xác nhận sự thật là mọi pháp không khác gì tiếng vọng, ảo
tượng hình ảnh trong chiêm bao. Khi chứng được điểm này, vị ấy sẽ không
còn thương hay ghét một ai, và với tâm trí như hư không, vị ấy sẽ không
biết một khác biệt gì như đức Phật, Pháp hay Tăng già và không có nghi