ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 232

Không thể hiểu Tứ đế một cách đúng đắn, vì bị bốn viparyàsas (điên đảo)
chi phối, các loài hữu tình không vượt ra ngoài thế giới luân hồi. Chúng tự
tạo một àtmya (ngã sở) và do vậy có các Karmàbhisamskàra (hành nghiệp).
Không biết được mọi vật là đoạn diệt (pari-nirvrta), chúng tưởng tượng sự
hiện hữu của chính mình và người khác, và quá chấp thủ đến nỗi trở thành
tham lam, say đắm và cuối cùng si mê. Nay chúng tạo các hành động về
thân, khẩu, ý, và sau khi chồng chất quan niệm hiện hữu lên trên những sự
vật không hiện hữu, chúng nghĩ chúng bị chi phối bởi tham, say đắm và si
mê. Ðể đoạn trừ các phiền não này, chúng tìm hiểu giáo lý đức Phật, giữ
gìn giới luật, hy vọng vượt ngoài thế giới này và chứng Niết bàn. Chúng
nghĩ có pháp thiện, có pháp bất thiện, có pháp cần phải đoạn trừ, có pháp
phải chứng đắc Khổ đế cần phải biết, tập đế cần phải đoạn, diệt đế cần phải
chứng, đạo đế cần phải tu tập. Chúng cũng tưởng tượng các pháp hữu vi là
vô thường và cố gắng vượt khỏi chúng. Như vậy chúng đạt đến một trạng
thái tâm linh đầy những chán ghét (hay khinh bỉ) đối với những pháp hữu
vi, tâm trạng chán ghét ấy có amimitta (vô tướng) làm tiền duyên. Chúng
nghĩ rằng như vậy chúng đã biết khổ đế, nghĩa là tánh vô thường các pháp
hữu vi, sợ hãi chúng và tránh xa những nguyên nhân tác thành các pháp ấy.
Sau khi tưởng tượng một số pháp là nguyên nhân (Tập) của khổ, chung
tưởng tượng khổ diệt và quyết định thực hành con đường (Ðạo) để đạt được
quảdiệt. Chúng đi đến một chỗ thanh vắng với một tâm trí đầy chán ghét và
chứng được samatha (chỉ). Tâm trí của chúng này không còn bị sự vật ở đời
chi phối và chúng nghĩ, chúng đã làm mọi sự cần phải làm, chúng giải thoát
khỏi mọi khổ đau và thành vị A-la-hán. Nhưng sau khi chết, chúng tự thấy
chúng tái sanh giữa chư thiên và tâm trí chúng phát sanh nghi ngờ đối với
đức Phật và sự giác ngộ của Ngài. Khi chúng chết nữa, chúng phải sanh
vào địa ngục vì đã nghi ngờ sự hiện hữu của Như Lai, sau khi đã có những
tà kiến về các bất sanh pháp. Do vậy Tứ đế cần phải được xem dưới ánh
sáng của kinh Manjusrìsùtra, như đã nêu lên từ trước.

Tập Prajnàpàramità về các Thánh đế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.