lý nhân duyên chi phối, và nếu như vậy thời không cần phải có nhân có
duyên, có người làm và có sự làm. Tóm lại lý thuyết Tiểu thừa phản lại có
thuyết sanh diệt và các Thánh quả. Do vậy, thái độ các nhà Tiểu thừa xem
sự vật tự hiện hữu không thể chấp nhận. Thái độ này cũng phản lại lời dạy
của đức Phật đã được tuyên bố nhiều lần: "Apratìtyasamutpanno dharmah
kascim na vidyata" (không bao giờ có thể có một sự vật gì phát sanh mà
không có nhân duyên). Lời tuyên bố này của đức Phật, trái lại, phù hợp với
định nghĩa Sùnyatà theo Ðại thừa:
Nếu mọi vật có hiện hữu (asùnya) và nếu chúng sanh không nhân và duyên,
thời sẽ không có sự vật gì vô thường, và do vậy không có đau khổ.
Lại nữa, nếu Dukkha được xem như một sự vật hiện hữu, thờ các sự thật về
Samudaya, nirodha và màrga trở thành vô nghĩa. Ngài Nàgàrjuna, như vậy
trả đũa các nhà Tiểu thừa bằng những lý luận Tiểu thừa.
Về parijnàna (biến tri) của Tiểu thừa, Ngài Nàgàrjuna cho rằng thật là vô lý
nếu chấp nhận Dukkha là tự hiện hữu, trước kia không được biết sau mới
được biết, vì sự vật đã hiện hữu sẽ ở luôn trong một tình trạng (svabhàvah
samavasthitah), không thay đổi. Nếu một sự vật hiện hữu không bị thay đổi
thời không thể chấp nhận Dukkha trước kia không được biết, về sau mới
được biết. Do đó, sẽ không có Dukkha - parijnàna (biết khổ) và prahàna
(đoạn), sàksàtkharana (chứng) và bhàvànà (tu) đều trở thành vô nghĩa.
Thật là vô lý nếu trước đây xem khổ, tự tánh không thể biết mà nay lại tự
cho là biết khổ, cũng vậy, thật là sai lầm nếu chấp có sự hiện hữu của Dự
lưu quả, một quả trước không hiện hữu, sau mới hiện hữu. Các Thánh quả
khác cũng vậy. Lý luận này - sự vật gì tự tánh không chứng đạt được sẽ
không chứng đạt về sau - được đem áp dụng để nêu rõ không có ai hưởng
các Thánh quả, và vì vậy không có Sangha. Nếu không có Thánh đế, sẽ
không có Dharma; nếu cả Sangha và Dharma đều không có, thời sẽ không
có đức Phật. Nếu chấp nhận đức Phật và Bodhi (Bồ đề) tự có, như vậy một
vật tự có, không liên hệ gì với vật khác. Nếu Phật tánh được xem như là đã