ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 231

có, thời một người, tự tánh là không phải Phật, sẽ không bao giờ chứng Bồ
đề, dù có hết sức thực hành các hạnh Ba-la-mật, vì một vị không phải
Buddha không có thể thay đổi được.

Ðại thừa định nghĩa Thánh đế

Lập luận của Ngài Nàgàrjùna là, nếu một sự vật tự hiện hữu, thời thật là
ngu xuẩn nếu nói nó bị tạo ra, có một người sáng tạo ra nó v.v.... Cũng như
không ai nói mở toang hư không ra, vì hư không tự nó bao giờ cũng rộng
mở. Cũng vậy, không nên nói một vật đã tự hiện hữu lại có thể được làm ra
hay được chứng ngộ. Sự thật, lý thuyết Duyên khởi phải được chấp nhận,
nếu không thời những danh từ thông thường hằng ngày như đi, làm, nấu ăn,
đọc v.v... trở thành vô nghĩa. Nếu thế giới được xem là tự hiện hữu, thế giới
sẽ không sanh không diệt, không thay đổi vì tự hiện hữu là không thay đổi.
Thế giới, theo các nhà Asùnyavàda (các nhà Thực tế, chống với không tôn)
sẽ không có liên quan gì với lý Nhân duyên và vượt ngoài khả năng biến
đổi. Nếu thế giới là như vậy, như kinh Pitàputrasamàgamasùtra đã nói, sẽ
không được đức Phật đề cập, và bậc Ðạo sư cùng với tất cả đệ tử sẽ đi đến
chỗ ấy, như kinh Hastikahsyasùtra đã nói.

Ngài Nàgàrjuna kết luận, ai chứng nhận được lý Duyên khởi, có thể biết Tứ
đế một cách chân chánh và trích một đoạn trong tập Manjusrìpariprcchà nói
quan điểm Ðại thừa về Tứ đế. Câu ấy như sau:

Ai chứng được mọi pháp là bất sanh, hiểu được khổ đế; Ai chứng được mọi
pháp là không hiện hữu, đoạn được gốc của Khổ đế (Samudaya); Ai chứng
được mọi pháp là đoạn diệt (parinirvrta), hiểu được sự thật về nirodha
(diệt), và ai hiểu được những phương tiện nhờ đó biết được sự không hiện
hữu của mọi vật, được xem là đã thực hành con đường (màrga).

Ðoạn này được bàn rộng như sau trong kinh Dhyàyitamusti- sùtra:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.