ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 237

thế pháp tướng), và quan niệm Niết bàn như một sự gì có hiện hữu, đầy
tịnh lạc vàvượt khỏi khổ đau. Các nhà Duy thức quan niệm rằng Ðệ nhất
nghĩa đế mà các vị này gọi là Parinispanna, thay vì Paramàrtha của các nhà
Trung quán, nghĩa là chứng được sự kiện mọi pháp do tâm trí chúng ta
nhận thức đều chỉ có sự hiện hữu như ảo tưởng trong cơn mộng hay bóng
mặt trăng trong nước mà thôi.

Tuy vậy, từ đời vô thủy tâm trí của chúng ta quá bị mê hoặc đến nỗi chúng
ta không thể không nhận thức, trong những ảo tưởng và hình bóng ấy, một
cái gì có hiện hữu, hay nói một cách khác, với sự hiểu biết thông thường
của chúng ta, chúng ta không thể vượt lên trên parikalpanà (biến kế sở
chấp), tức là samvrti (Tục đế) của phái Trung quán và các phái khác. Các
nhà Duy thức còn thêm một pháp nữa vào parikalpanà, nói rằng
parikalpanà được sanh phải y vào một pháp khác, và như vậy phải luôn
luôn paratantra (y tha khởi), tức là pratityasamutpanna (Duyên khởi) của
phái Trung quán và các phái khác. Pháp mà parikalpanà ya cứ không cần
thiết phải hiện hữu hay thật có, vì một người có thể bị một tiếng vọng lại
làm cho sợ hãi. Tóm lại, Parikalpita và Paratantra liên hệ tới các pháp thế
gian mà thôi, các pháp vô thường, vô ngã và khổ của các nhà Tiểu thừa.
Còn parinispanna (Viên thành thực) liên hệ tới Niết bàn, Tịnh lạc v.v... mà
tất cả phiền não và nghiệp chướng được diệt tận.

Ngài Asanga nêu rõ sự liên hệ của ba sự thật như sau: Sự thật cao nhất
(paramàrtha hay parinispanna) hữu là bất nhị, được trình bày trong năm
cách. Hai trong 5 cách nói đến là sự thật nói đến không có hiện dưới hình
thức Parikalpita và Paratantra, và không phải không hiện hữu dưới hình
thức Parinispanna. Sự thật ấy không phải là một vì Parikalpita và paratantra
không giống với Parinispanna. Sự thật ấy không khác vì cả hai sự thật trước
không khác với sự thật sau. Trong một đoạn liên hệ khác, Asanga nói một
vị Bồ-tát chỉ được gọi là một Sùnyajnà (một vị hiểu được thực tánh của sự
không hiện hữu), khi vị này hiểu được ba phương diện. Trước hết, không
hiện hữu nghĩa là sự khiếm diện các tướng thường được gán cho một vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.