căn thù thắng thì gọi là Tùy tín hành; những vị nào có Tuệ căn thù thắng thì
gọi là Tùy pháp hành. Hạng thứ nhất, khi chứng được quả Dự lưu, được gọi
là Saddhàvimutta (Tín giải thoát) và hạng thứ hai được gọi Ditthippatta
(Kiến đắc nhân). Sự sai khác độc nhất giữa hai hạng này là hạng đầu trừ
diệt được một vài àsava (lậu hoặc) nhưng không nhiều bằng hạng thứ hai.
Vì rằng, trên con đường tiến tới Niết bàn, có:
I) hai Dhuras (hành, trách nhiệm): - Saddhà (Tín) và Pannà (Huệ), II) hai
Abhinivesa (Chấp trì): - Samatha (chỉ) và Vipassannà (Quán), và III) hai
Sìsas (đầu): - Ubhatobhàgavimutta (Câu phần giải thoát) và Pannàvimutta
(Huệ giải thoát).
Những vị thực hành theo Pannàdhura và Samathàbhinivesa được gọi là
Dhammanusàr trong giai đoạn Dự lưu đạo (Sotàpattimagga), Kàyasakkhì
(Thân chứng nhân) trong sáu giai đoạn kế tiếp và Ubhatobhàgavimutta
trong giai đoạn A-la-hán; những vị thực hành theo Pannadhura nhưng trừ
Vipassanàbhinivesa được gọi là Dhammànusàri trong giai đoạn Dự lưu đạo,
Ditthippatta trong 6 giai đoạn kế tiếp và Pannàvimutta trong giai đoạn A-la-
hán; những vị thực hành theo Saddhàdhura và Samathàbhinivesa được gọi
là Saddhànusàrì trong giai đoạn Dự lưu đạo; Kàyasakkhì trong sáu giai
đoạn kế tiếp, và Ubhatobhàgavimutta trong giai đoạn A-la-hán; những vị
thực hành theo Saddhàdhura, trừ Vipassanàbhinivesa, được gọi là
Saddhànusàrì trong giai đoạn Dự lưu đạo, Saddhàvimutta trong sáu giai
đoạn kế tiếp và Pannàvimutta trong giai đoạn A-la-hán.
Những vị được gọi là Tùy tín hành hay Tùy pháp hành đạt giai đoạn thứ hai
của Thánh đạo được gọi là Sotàpattiphala (Dự lưu quả), và cũng gọi là
Sattakkhattuparama (Cực thất phản sanh). Cũng được nói đến những đặc
tánh cần phải có để trở thành một vị Dự lưu. Trong tập Samyuttanikàya,
Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài A Nan: "Bao nhiêu pháp cần phải bỏ đi và bao
nhiêu pháp cần phải chứng đạt để trở thành một Sotàpanno
vinipàtadhammo viyato sambodhiparàyano (một vị Dự lưu không còn thối