đọa và nhất định chứng được Thắng tuệ)". Ngài A Nan trả lời cần phải
vững tin Tam bảo, đầy đủ các giới luật được các bậc có trí tán thán và ưa
thích. Những đặc tánh ấy gọi là Sotàpatiyangas (Dự lưu chi). Một người có
được bốn Dự lưu chi (Sappurisasamsavà=Thiện sĩ thân cận,
Saddhammasavanam=Chánh pháp thính văn, Yoniso manasikàro=Như lý
tác ý,
Dhammànudhammapatipatti=Pháp tùy pháp hành) sẽ thoát khỏi năm ác
nghiệp là sát sanh, thâu đạo, tà dâm, nói láo và uống rượu. Tập Samyutta
Nikàya cũng nói khi một Ariyasàvaka (Thánh đệ tử) biết được vị ngọt, sự
nguy hiểm và con đường thoát khỏi các căn (indriya), nghĩa là lạc, khổ, hỷ,
ưu và xả, vị ấy thành một Dự lưu. Trong một bài kinh liên hệ đến
Anàthapindika (Cấp cô độc) bị đau bệnh, có nói rằng một phàm phu cũng
phải cố gắng thực hành Bát chánh đạo cộng thêm Sammànàna (Chánh trí)
và Sammàvimutti (Chánh giải thoát), kể cả 4 Dự lưu chi.
Sự thật, các Dự lưu chi chỉ là giai đoạn chuẩn bị dù rất cần thiết, để thật sự
bắt đầu những hạnh đưa đến Dự lưu quả. Các bổn phận phải làm sau các
Dự lưu chi là cần tăng trưởng pìti (hỷ), pàmojja (hoan duyệt), passaddhi
(khinh an), samàdhi (định) và sự thực hành sáu vijjà (hay nibbedha) -
bhàgiyadhammà (minh phần pháp), tức là quán niệm (anupassanà) về:
I) tánh vô thường của pháp hữu vi, II) khổ vì tánh vô thường, III) vô ngã
của sự vật, IV) đoạn, V) vô tham, và VI) diệt (nirodha).
Các tập Nikàyas không đi sâu vào chi tiết về sự cố gắng của người tu hành
trong giai đoạn Dự lưu để hiểu tánh vô thường, khổ và vô ngã hay bốn
Thánh đế. Trong tập Dìghanikàya, chỉ nói một cách sơ lược có bốn trí về
Khổ, Tập, Diệt và Ðạo. Tập Patisambhidàmagga có giải thích bốn Trí này
và nói một người: "biết tìm tòi, nghiên cứu, hiểu rõ, phân tích v.v... cả bốn
sự thật này mới được xem là hiểu hết bốn sự thật. Vấn đề này được tập
Kosa đặc biệt nghiên cứu và có thể tóm tắt ở đây. Có hai Màrgas (Ðạo ),
Darsana (Kiến) và Bhàvanà (Tu). Tu đạo bắt đầu với giai đoạn cuối cùng